Xem chi tiết bài viết - Xã Vĩnh Thủy - Vĩnh Linh

Cải cách hành chính

Xã Vĩnh Thuỷ phối hợp với Sở Tư Pháp tuyên truyền về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật miễn phí cho người cao tuổi trên địa bàn.


Ngày cập nhật: Ngày cập nhật:  16:5, Thứ Tư, 29-5-2024

 

Xem chi tiết tại đây./.

 

 

 

 

 

ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, LĨNH VỰC, QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO QUY

ĐỊNHCỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 2017

✅ Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và không còn nguồn hỗ trợ kinh phí từ các dự án quốc tế, do đó đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh thể chế để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý.

✅ Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng được TGPL. Luật Trợ giúp pháp lý được bố cục thành 8 chương, 48 điều quy định về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, hoạt động TGPL và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            1. Khái niệm trợ giúp pháp lý:

🔸Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

🔸 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định việc cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn toàn miễn phí, nhà nước đảm bảo nguồn lực cho TGPL, bao gồm: Nguồn lực về tài chính; nguồn lực về người thực hiện TGPL như Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên TGPL với cơ chế bổ nhiệm, tuyển chọn, công nhận khắt khe hơn để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý.

            2. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

Khi tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý các tổ chức, đoàn thể và cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

👉 Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý: Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng cho nội dung trợ giúp pháp lý, đòi hỏi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020. Bộ Quy tắc gồm 8 Điều quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ hai: Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện đặc trưng của nghề trợ giúp pháp lý với tư cách là một nghề luật, gắn với quá trình thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng sự thật khách quan để tìm ra bản chất của sự việc, từ đó tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Để làm được điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm thu thập và xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

👉 Thứ ba Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặt lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm mục đích hoạt động của tổ chức mình; phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được trợ giúp pháp lý; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ tư: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này là nguyên tắc then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo ý nghĩa xã hội của hoạt động trợ giúp pháp lý.

➡️ Từ những nguyên tắc luật định có thể thấy được trong các hoạt động trợ giúp pháp lý luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Vụ việc trợ giúp pháp lý phải được hỗ trợ kịp thời, các quan điểm, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo tính độc lập, không phụ thuộc vào người khác và phù hợp với tài liệu, chứng cứ, sự thật khách quan của vụ việc.

➡️ Nhiệm vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý luôn đặt quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý lên hàng đầu. Tìm các biện pháp phù hợp với pháp luật để bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo tính công bằng, chính xác trong thực thi pháp luật.

➡️ Xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động, bởi vậy tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được phép thu tiền, lợi ích vật chất như cho, biếu, tặng quà hoặc các lợi ích khác như nâng đỡ trong công việc, tình cảm ...

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm:

✅ Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý.

👉 Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý.

👉 Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác.

👉 Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

👉 Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng,           an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

👉 Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

✅ Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

➡️ Các hành vi nghiêm cấm không chỉ áp dụng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý mà còn áp dụng đối với người được trợ giúp pháp lý. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động TGPL, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.

        II. NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý hướng tới các đối tượng thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí là các đối tượng yếu thế trong xã hội và các đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý gồm:

1. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 bao gồm:

🔸 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

🔸 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 08 năm 1945;

🔸 Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

🔸 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

🔸 Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

🔸 Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh;

🔸 Bệnh binh;

🔸 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

🔸 Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

🔸 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

🔸 Người có công giúp đỡ cách mạng;

2. Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo;

3. Trẻ em theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em là người dưới 16 tuổi;

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

8. Người nhiễm chất độc da cam thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

9. Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

10. Người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

11. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

12. Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

13. Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

14. Người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

➡️ Pháp luật quy định các đối tượng trợ giúp pháp lý cho thấy rõ nét chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

2. Quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

        a. Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như sau:

✅ Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

✅ Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

✅ Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

✅ Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

✅ Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ:

✅ Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

✅ Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

✅ Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

✅ Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

III. PHẠM VI, LĨNH VỰC, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, đúng vụ việc, đúng đối tượng, tránh việc trồng chéo về thẩm quyền, đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Luật Trợ giúp pháp lý xác định phạm vi trợ giúp pháp lý, cụ thể:

✅ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

✅ Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

✅ Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

✅ Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

➡️ Như vậy, gần hết tất cả các lĩnh vực pháp luật đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại do xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là một phần trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cho nên pháp luật không cho phép thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực này.

➡️ Pháp luật cũng quy định yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Đối với các yêu cầu trợ giúp pháp lý không liên quan đến người được trợ giúp pháp lý, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối, không xem xét thụ lý giải quyết.

2. Hình thức trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý 2017, quy định rõ hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện được ở 03 hình thức như sau:

F Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý để tham gia các hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động,...

F Tư vấn pháp luật: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư giải đáp các thắc mắc về pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng quy tắc, giúp soạn thảo văn bản, hướng dẫn các thủ tục nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

F Đại diện ngoài tố tụng: là hình thức trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người đại diện cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động ngoài tố tụng khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

BÀI GIẢNG 2: TRÌNH TỰ THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trước yêu cầu đổi mới về công tác trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đặc biệt là sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cũng đã có sự nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản hóa cho phù hợp với quy định của Luật. Ngày 06/7/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-BTP về công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Tiếp theo, ngày 26/9/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Trong đó hướng dẫn chi tiết cụ thể về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.

1. Trình tự thực hiện

Description: 👉 Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

Description: 👉 Bước 2: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Description: 🔸 Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Description: Description: 🔸 Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do:

+ Vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

🔸 Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

🔸 Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.

🔸 Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

2. Cách thức thực hiện

Người yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn một trong ba cách thức nộp hồ sơ như sau:

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Mô tả

Trực tiếp

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Trực tuyến

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Dịch vụ bưu chính

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm các loại giấy tờ sau:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

Mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý

Bản chính: 1
Bản sao: 0

 👉 Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP, ghi rõ: Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý, họ và tên người được trợ giúp pháp lý, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, diện người được trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý);

Description: 👉Giấy tờ chứng minh đối tượng là người được trợ giúp pháp lý

Description: ➡️ Người có công với cách mạng, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

Description: ✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Description: ✅ Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;

Description: ✅ Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Description: ➡️ Người thuộc hộ nghèo, giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã cấp.

➡️ Trẻ em, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em;

✅ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em.

➡️ Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được trợ giúp pháp lý;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.

Description: ➡️ Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, giấy tờ chứng minh là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

➡️ Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp;

➡️ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người cao tuổi có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi (Thẻ hội viên người cao tuổi, chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...).

➡️ Người khuyết tật có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.

➡️ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người như: Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sau khi tiến hành xác minh theo yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Giấy xác nhận nạn nhân của Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân; Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.

👉 Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (ví dụ như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã, thông báo thụ lý vụ án, Quyết định khởi tố bị can,...).

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

✅ Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý: người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại và thuộc các hình thức trợ giúp pháp lý: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng;

Description: ✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối: yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật, người được trợ giúp pháp lý đã chết, vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

II. YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH:

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Description: ✅ Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

Description: ✅ Luật Tợ giúp pháp lý năm 2017;

Description: ✅ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

Description: ✅ Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

✅ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

1. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo Quyết định truy nã cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, trợ giúp viên pháp lý còn tham gia với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử tham gia tố tụng hoặc thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ).

Thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự thì bản thân người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự hoặc những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự cũng có thể trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

Riêng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì ngoài việc thông báo bằng văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm, Chi nhánh.

Trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kể cả trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn đề nghị Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng người bị buộc tội, người bị hại, đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

2. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 20115 đều có cùng quy định về việc Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Thẩm phán thông qua nhiều hình thức để đương sự có thể tiếp cận được với quyền trợ giúp pháp lý như giải thích cho đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý, thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong trường hợp họ có yêu cầu. Vai trò của Thẩm phán được nhấn mạnh trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần đảm bảo quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng trước pháp luật.

Trình tự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu thì đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, đương sự cũng có thể tự mình hoặc thông qua những người thân thích của mình trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với đương sự.

Trường hợp đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

BÀI GIẢNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nướcTổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có Trung tâm Trợ  giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chưa có các Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

👉 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại đường dây nóng: 0233.3.557.755

 👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 01

Địa chỉ: số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: 0233.3.505.222

👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoai: 0233.3.750.345

👉 Địa chỉ email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn.

👉 Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

https://www.facebook.com/profile.php?id=100066177917635.

2. Người thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý:

* Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

* Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyền và nghĩa vụ chung của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia các khóa tập huẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

* Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

II. VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Quy định chung về chức danh Trợ giúp viên pháp lý.

1.1. Trợ giúp viên pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù, là những người thực hiện trợ giúp pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đạt tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý

1.2. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý:

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.        

1.3. Tập sự trợ giúp pháp lý

Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

- Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.

- Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.

- Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.

1.4. Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

  Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý:

  - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý

* Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì Trợ giúp viên pháp lý là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật;

- Tham gia tố tụng với tư cách pháp lý :

+ Người bào chữa cho người bị buộc tội;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sựvụ án hành chính;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

2.1. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn họ vận dụng đúng pháp luật trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động thường xuyên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, cung cấp các nội dung pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tìm hiểu, giải đáp những vướng mắc trong các vụ việc, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

=> Khi có yêu cầu tư vấn pháp luật của người được TGPL, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.

▲ Tư vấn pháp luật được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, tố tụng hình sự; Dân sự, tố tụng dân sự; hành chính, tố tụng hành chính; Lao động, việc làm; Đất đai, nhà ở; Đất đai, môi trường… trừ lĩnh vực pháp luật có liên quan đến kinh doanh, thương mại.

▲ Ngoài ra, hoạt động tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý cũng được đề cập đến trong Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2 Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tố tụng.

Pháp luật tố tụng hiện nay ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý có vị trí, vai trò là người bào chữa, bảo vệ, qua đó tham gia sâu vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý được xem là hoạt động trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý.

a) Trong hoạt động tố tụng hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS .”

BLTTHS 2015 quy định về Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với các tư cách là:

- Người bào chữa (Điều 72);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84).

Trợ giúp viên pháp lý có thể bào chữa, bảo vệ cho nhiều người bị buộc tội, bị hại, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa.

* Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa khi được người bị buộc tội yêu cầu và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được đảm bảo quyền bào chữa ( Điều 58 BLTTHS 2015 ).

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. ( Điều 74 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015)

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa

Điều 73 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa có quyền:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội;

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS.

Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

* Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS) và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS 2015).

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi được  người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng

Điều 83 Bộ luật TTHS 2015 quy định“Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố” nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

b) Trong hoạt động tố tụng dân sự.

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm TGPL cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Để bảo đảm nguyên tắc này, BLTTDS 2015 đã quy định một số quy định cụ thể:

- Thẩm phán có trách nhiệm “giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” (Điều 48 BLTTDS 2015).

- Ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 75 BLTTDS 2015)

Trong tố tụng dân sự, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thể hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi mở phiên tòa, giai đoạn mở phiên tòa, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa và trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Thứ nhất, các quyền chung:

Điều 76 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.

- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.

-Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

* Thứ hai, Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án.

 Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án đươc quy định tại Điều 186 đến Điếu 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Ở giai đoạn này, Trợ giúp viên pháp lý đưa ra lời tư vấn về tính khả thi của vấn đề, yêu cầu của đương sự muốn giải quyết tại Tòa án. Cùng lúc đó, Trợ giúp viên pháp lý kiểm tra, đối chiếu những dữ liệu, tài liệu mà đương sự cung cấp, nghiên cứu và chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để tư vấn cho đương sự một cách giải quyết phù hợp nhất với quy định của pháp luật và tốt nhất cho yêu cầu của đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và đơn khởi kiện, cùng đương sự chuẩn bị những tài liệu, điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ việc. Nhiều trường hợp do không chuẩn bị tốt những điều này khiến cho việc thụ lý vụ án khó khăn và phức tạp. Trợ giúp viên pháp lý tham gia ngay từ đầu vụ án sẽ giúp đương sự khắc phục được những hạn chế để đảm bảo quyền khởi kiện, yêu cầu của đương sự.

* Thứ ba, quyền trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa bao gồm Thủ tục Hòa giải và Chuẩn bị xét xử (quy định từ  Điều 203 đến Điều 221 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

- Quyền thu thập chứng cứ

Trợ giúp viên pháp lý được quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ. Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.

- Được thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, xét xử và tham gia việc hòa giải, xét xử:

* Thứ tư, quyền trong giai đoạn mở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Trợ giúp viên pháp lý thực hiện ở thủ tục: bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận tại phiên tòa tại cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đồng thời có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

  Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

- Trong thủ tục này, Trợ giúp viên pháp lý có quyền trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để giúp đương sự bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS.

* Thứ năm, quyền tại giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Kết thúc phiên tòa cấp sơ thẩm:

Sau khi Tòa tuyên án, Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được Bản án sơ thẩm, từ đó giúp đương sự nắm bắt được quyền, nghĩa vụ của họ trong bản án và có hướng tư vấn hợp lý, giúp đương sự kháng cáo đúng thời hạn.

Kết thúc phiên tòa cấp phúc thẩm:

Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được bản án, quyết định phúc thẩm nhằm giúp đương sự nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án.

* Thứ sáu, quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

=> Tại giai đoạn này, khi có đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự làm đơn đề nghị với người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thông báo với người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập chứng cứ để giúp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp được Tòa án triệu tập, được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng Giám đốc thẩm, Hội đồng Tái thẩm yêu cầu.

c) Trong hoạt động Tố tụng hành chính.

Khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.”

Để bảo đảm nguyên tắc này, Luật Tố tụng hành chính đã quy định một số quy định cụ thể:

- Khoản 6 Điều 38 nêu rõ “Thẩm phán phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý”;

- Điều 61 Luật tố tụng hành chính đã ghi nhận và quy định vai trò của trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

=> Trong tố tụng hành chính, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính có các quyền sau:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;

2.3. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Đại diện ngoài tố tụng.

Đại diện ngoài tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý thay mặt cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia các hoạt động sau để thực hiện hoạt động đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý:

- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;

- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;

- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, Điều 16  Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng để tham gia giải quyết khiếu nạị như sau:

- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;

- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

BÀI GIẢNG 4: KỸ NĂNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CHO NGƯỜI NGƯỜI  ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Kỹ năng phối hợp gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý

a. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý:

- Giao tiếp chính là quá trình để bày tỏ ý chí, cảm xúc, và trao đổi, truyền đặt thông tin với người khác bằng lời nói hoặc hành động hoặc cử chỉ. Khi giao tiếp với người cần được trợ giúp pháp lý thì cần phải quan tâm để ý và  tỏ thái độ gần gũi cũng như quan tâm và sẵn sàng toàn tâm toàn lực để giúp đỡ người khác.

- Phải có thái độ tôn trọng người khác không được áp đặt, phán xét hay cắt ngang lời, không lắng nghe, thiếu lịch sự người khác. Bên cạnh đó cần phải thật nhiệt tình hỗ trợ trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy. 

Khi gặp gỡ đối tượng cần phải chú ý tỏ thái độ như sau:

– Quan tâm, nhiệt tình, chân thành và sẵn lòng giúp đỡ người khác;

– Tôn trọng, lịch sự  với đối tượng, không thể hiện thái độ phán xét đối tượng, cư xử có văn hóa.

– Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;

– Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt, đối xử…);

– Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;

– Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng).

Đối với những đối tượng là người dân tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, thì phải cần mời người biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số thì cần mời người có uy tín như già làng, chức sắc, tôn giáo trưởng ấp, cán bộ hưu trí cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối tượng trình bày và yêu cầu của họ.

b. Kỹ năng nghe đối tượng trình bày

Nhằm mục đích thu nhận vào những thông tin bổ ích, chính xác, thành thật, trung thực về nội dung của vụ việc để có thể tiếp nhận những thông tin chính xác, khách quan thì cần có những kỹ năng sau:

– Dùng ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ, cũng như ngôn ngữ để tiếp đối tượng một cách nhiệt tình, chu đáo thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói.

– Tạo điều kiện cũng như cơ hội, môi trường giao tiếp đối thoại cởi mở.

– Tập trung, kiên trì để lắng nghe được tất cả những điều đối tượng trình bày, không nên cắt ngang lời nói của các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói.

–Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin của đối tượng mà mình tiếp nhận được.

– Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

Trong quá trình nghe các bên trình bày, cần tránh các hành vi sau đây:

– Nghe và phán xét: phê phán cũng như đặt ra những giả thiết, vấn đáp, chất vấn, tranh luận ganh đua với đối tượng trong khi họ đang trình bày ( đặc biệt là các mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, tranh chấp đất đai, chia thừa kế…)

– Không nên có các cử chỉ cũng như các mang tính chất từ chối, chán nản,…., không nên có các lời nói hay tỏ những thái độ để phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày lòng vòng, dài dòng hoặc đặt ra nhiều câu hỏi khác không có liên quan đến vụ việc…

2. Kỹ năng yêu cầu người có nhu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc.

- Để có thể giúp đỡ người có yêu cầu trợ giúp pháp lý giải quyết tranh chấp hoặc được tư vấn pháp luật kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đưa ra phương án, lời khuyên để hướng dẫn thì chính bản thân người tiếp nhận thông tin phải tiến hành đề nghị các đối tượng cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để phản ánh đúng bản chất, nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp giữa các bên ( người trình bày thường chỉ nói những điều có lợi cho bản thân họ và che dấu những thông tin bất lợi để người nghe thương cảm, ủng hộ, đồng tình với quan điểm của mình).

- Trong trường hợp cần thiết, người tiếp nhận thông tin sẽ phải tự chính mình tìm hiểu, thu thập các bằng chứng, chứng cứ, gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi và làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người làm chứng, chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được.      

Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, trong trường hợp phát hiện đối tượng  thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì có thể hướng dẫn họ liên hệ với Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được hướng dẫn tư vấn kịp thời.

3. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc do đối tượng có đúng là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý:

- Nắm được các đối tượng thuộc diện trợ giúp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Việc xác minh đối tượng phải căn cứ trên các tài liệu, chứng cứ được cung cấp khách quan, chính xác. 

Ngoài ra, cần nắm được các giấy tờ chứng minh là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

Ví dụ: Trường hợp tôi là người thuộc Hộ nghèo, là đối tượng được trợ giúp pháp lý.  Nay tôi có yêu cầu được trợ giúp pháp lý nhưng không có sổ Hộ nghèo, vậy tôi có được trợ giúp pháp lý hay không:

Hướng dẫn: Theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về giấy tờ chứng minh người thuộc diện được TGPL như sau:

 “Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo”.

Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan các đối tượng thuộc diện Hộ nghèo không may bị mất giấy chứng nhận Hộ nghèo. Vì vậy, trong những trường hợp này, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để xin cấp lại giấy xác nhận Hộ nghèo hoặc cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng minh bản thân thuộc diện Hộ nghèo như Thẻ Bảo hiểm y tế, các quyết định trợ cấp dành cho đối tượng Người đơn thân thuộc diện Hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng…

Những giấy tờ đó đều được công nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Việc xác minh nhu cầu được trợ giúp pháp lý của phải là của cá nhân đối tượng hay chỉ hỏi cho những người thân, bà con, làng xóm. Việc cung cấp thông tin nhu cầu có thực sự khách quan hay không vì thường người trình bày chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp. Vì vậy, người lắng nghe thông tin cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực. Nếu cần thì có thể xác minh thông tin do người có yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc xác minh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể tiếp cận nội dung sự thật vụ việc một cách chính xác nhất, nhanh nhất.

4. Kỹ năng giải thích, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp                                   

- Đối với vụ việc đơn giản thì có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương giải quyết một cách nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người dân (đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất đai…). Việc hòa giải có thể căn cứ theo Điều 5 Luật Hòa giải cơ sở 2014 để xác định những trường hợp được hòa giải ở cơ sở và những trường hợp phải được xử lý theo quy định của pháp luật mà không được hòa giải như sau:

* Những trường hợp được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

-  Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp: Không bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

* Những trường hợp không được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà người bị hại đồng ý hòa giải, không yêu cầu khởi tố.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xủa lý hành chính khác thay thế như nhắc nhở, quản lý tại gia đình theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về thương mại; tranh chấp về lao động thuộc phạm vi hòa giải của pháp luật về kinh doanh thương mại, pháp luật về lao động./.

- Đối với những vụ việc phức tạp, cần có sự Tư vấn , hướng dẫn của Trung tâm TGPL thì chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị hoặc Chi nhánh TGPL để được thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, nhanh chóng.

 

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Địa chỉ: Số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.855.590

Đường dây nóng: 0233.3.557.755

Email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn

Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

           

2. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 01

Địa chỉ: Số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.505.222

                                                                                                                  

3. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.750.345

DANH SÁCH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ  LUẬT SƯ THỰC HIỆN            TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ             

  STT

Họ và tên

Chức danh

Số thẻ

Ngày cấp 

Nơi cấp

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ

Số điện thoại liên hệ

01

Hà Trung Thành

Trợ giúp viên pháp lý

002

29/11/2007

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

20/9/1977

Trung tâm TGPL NN

0987.893.612

0233.3552463

02

Nguyễn Lương Chính

Trợ giúp viên pháp lý

004

02/6/2009

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/9/1983

Trung tâm TGPL NN

0947.446.555

0233.3556282

03

Lê Thị Bích Loan

Trợ giúp viên pháp lý

006

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/4/1978

Trung tâm TGPL NN

0916.027.779

0233.3855590

04

Lê Thị Thủy Ngân

Trợ giúp viên pháp lý

007

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

22/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0917.769.456

0233.3557755

05

Lê Đỗ Diệu Huyền

Trợ giúp viên pháp lý

008

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

10/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0912.012.159

0233.3855590

06

Lê Thị Thùy Linh

Trợ giúp viên pháp lý

009

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/6/1989

Trung tâm TGPL NN

0944.132.555

07

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Trợ giúp viên pháp lý

010

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

18/9/1988

Trung tâm TGPL NN

0945.611.155

0233.3557755

08

Lê Thị Phượng

Trợ giúp viên pháp lý

011

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/8/1991

Chi nhánh TGPL  số 02

0941.126.357

0233.3750345

09

Lê Thị Diệu Hương

Trợ giúp viên pháp lý

012

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/01/1989

Trung tâm TGPL NN

0948.497.371

0233.3557755

10

Dương Thị Lê

Trợ giúp viên pháp lý

013

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/5/1989

Trung tâm TGPL NN

0943.021.359

0233.3750345

11

Trần Đại Nghĩa

Trợ giúp viên pháp lý

014

16/9/2019

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/6/1991

Chi nhánh TGPL  số 01

0888727266

0233.3505222

12

Nguyễn Văn  Nhật

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8002/LS

04/6/2013

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

26/8/1984

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0918.074.686

13

Trần Đức Anh

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8718/LS

07//02/2014

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

20/4/1978

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0903.533.939

14

Mai Thị Tuyết Nhung

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

11311/LS

07/10/2016

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

01/9/1960

Văn phòng Luật sư Tín Pháp

0989.440.681

BÀI GIẢNG 1: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, LĨNH VỰC, QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO QUY

ĐỊNHCỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 2017

✅ Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và không còn nguồn hỗ trợ kinh phí từ các dự án quốc tế, do đó đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh thể chế để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý.

✅ Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng được TGPL. Luật Trợ giúp pháp lý được bố cục thành 8 chương, 48 điều quy định về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, hoạt động TGPL và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            1. Khái niệm trợ giúp pháp lý:

🔸Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

🔸 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định việc cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn toàn miễn phí, nhà nước đảm bảo nguồn lực cho TGPL, bao gồm: Nguồn lực về tài chính; nguồn lực về người thực hiện TGPL như Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên TGPL với cơ chế bổ nhiệm, tuyển chọn, công nhận khắt khe hơn để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý.

            2. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

Khi tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý các tổ chức, đoàn thể và cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

👉 Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý: Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng cho nội dung trợ giúp pháp lý, đòi hỏi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020. Bộ Quy tắc gồm 8 Điều quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ hai: Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện đặc trưng của nghề trợ giúp pháp lý với tư cách là một nghề luật, gắn với quá trình thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng sự thật khách quan để tìm ra bản chất của sự việc, từ đó tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Để làm được điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm thu thập và xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

👉 Thứ ba Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặt lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm mục đích hoạt động của tổ chức mình; phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được trợ giúp pháp lý; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ tư: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này là nguyên tắc then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo ý nghĩa xã hội của hoạt động trợ giúp pháp lý.

➡️ Từ những nguyên tắc luật định có thể thấy được trong các hoạt động trợ giúp pháp lý luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Vụ việc trợ giúp pháp lý phải được hỗ trợ kịp thời, các quan điểm, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo tính độc lập, không phụ thuộc vào người khác và phù hợp với tài liệu, chứng cứ, sự thật khách quan của vụ việc.

➡️ Nhiệm vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý luôn đặt quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý lên hàng đầu. Tìm các biện pháp phù hợp với pháp luật để bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo tính công bằng, chính xác trong thực thi pháp luật.

➡️ Xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động, bởi vậy tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được phép thu tiền, lợi ích vật chất như cho, biếu, tặng quà hoặc các lợi ích khác như nâng đỡ trong công việc, tình cảm ...

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm:

✅ Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý.

👉 Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý.

👉 Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác.

👉 Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

👉 Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng,           an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

👉 Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

✅ Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

➡️ Các hành vi nghiêm cấm không chỉ áp dụng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý mà còn áp dụng đối với người được trợ giúp pháp lý. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động TGPL, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.

        II. NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý hướng tới các đối tượng thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí là các đối tượng yếu thế trong xã hội và các đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý gồm:

1. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 bao gồm:

🔸 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

🔸 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 08 năm 1945;

🔸 Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

🔸 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

🔸 Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

🔸 Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh;

🔸 Bệnh binh;

🔸 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

🔸 Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

🔸 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

🔸 Người có công giúp đỡ cách mạng;

2. Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo;

3. Trẻ em theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em là người dưới 16 tuổi;

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

8. Người nhiễm chất độc da cam thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

9. Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

10. Người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

11. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

12. Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

13. Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

14. Người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

➡️ Pháp luật quy định các đối tượng trợ giúp pháp lý cho thấy rõ nét chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

2. Quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

        a. Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như sau:

✅ Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

✅ Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

✅ Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

✅ Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

✅ Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ:

✅ Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

✅ Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

✅ Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

✅ Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

III. PHẠM VI, LĨNH VỰC, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, đúng vụ việc, đúng đối tượng, tránh việc trồng chéo về thẩm quyền, đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Luật Trợ giúp pháp lý xác định phạm vi trợ giúp pháp lý, cụ thể:

✅ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

✅ Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

✅ Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

✅ Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

➡️ Như vậy, gần hết tất cả các lĩnh vực pháp luật đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại do xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là một phần trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cho nên pháp luật không cho phép thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực này.

➡️ Pháp luật cũng quy định yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Đối với các yêu cầu trợ giúp pháp lý không liên quan đến người được trợ giúp pháp lý, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối, không xem xét thụ lý giải quyết.

2. Hình thức trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý 2017, quy định rõ hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện được ở 03 hình thức như sau:

F Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý để tham gia các hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động,...

F Tư vấn pháp luật: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư giải đáp các thắc mắc về pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng quy tắc, giúp soạn thảo văn bản, hướng dẫn các thủ tục nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

F Đại diện ngoài tố tụng: là hình thức trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người đại diện cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động ngoài tố tụng khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

BÀI GIẢNG 2: TRÌNH TỰ THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trước yêu cầu đổi mới về công tác trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đặc biệt là sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cũng đã có sự nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản hóa cho phù hợp với quy định của Luật. Ngày 06/7/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-BTP về công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Tiếp theo, ngày 26/9/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Trong đó hướng dẫn chi tiết cụ thể về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.

1. Trình tự thực hiện

Description: 👉 Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

Description: 👉 Bước 2: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Description: 🔸 Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Description: Description: 🔸 Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do:

+ Vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

🔸 Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

🔸 Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.

🔸 Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

2. Cách thức thực hiện

Người yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn một trong ba cách thức nộp hồ sơ như sau:

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Mô tả

Trực tiếp

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Trực tuyến

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Dịch vụ bưu chính

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm các loại giấy tờ sau:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

Mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý

Bản chính: 1
Bản sao: 0

 👉 Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP, ghi rõ: Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý, họ và tên người được trợ giúp pháp lý, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, diện người được trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý);

Description: 👉Giấy tờ chứng minh đối tượng là người được trợ giúp pháp lý

Description: ➡️ Người có công với cách mạng, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

Description: ✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Description: ✅ Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;

Description: ✅ Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Description: ➡️ Người thuộc hộ nghèo, giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã cấp.

➡️ Trẻ em, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em;

✅ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em.

➡️ Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được trợ giúp pháp lý;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.

Description: ➡️ Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, giấy tờ chứng minh là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

➡️ Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp;

➡️ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người cao tuổi có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi (Thẻ hội viên người cao tuổi, chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...).

➡️ Người khuyết tật có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.

➡️ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người như: Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sau khi tiến hành xác minh theo yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Giấy xác nhận nạn nhân của Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân; Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.

👉 Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (ví dụ như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã, thông báo thụ lý vụ án, Quyết định khởi tố bị can,...).

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

✅ Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý: người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại và thuộc các hình thức trợ giúp pháp lý: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng;

Description: ✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối: yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật, người được trợ giúp pháp lý đã chết, vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

II. YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH:

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Description: ✅ Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

Description: ✅ Luật Tợ giúp pháp lý năm 2017;

Description: ✅ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

Description: ✅ Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

✅ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

1. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo Quyết định truy nã cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, trợ giúp viên pháp lý còn tham gia với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử tham gia tố tụng hoặc thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ).

Thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự thì bản thân người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự hoặc những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự cũng có thể trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

Riêng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì ngoài việc thông báo bằng văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm, Chi nhánh.

Trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kể cả trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn đề nghị Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng người bị buộc tội, người bị hại, đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

2. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 20115 đều có cùng quy định về việc Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Thẩm phán thông qua nhiều hình thức để đương sự có thể tiếp cận được với quyền trợ giúp pháp lý như giải thích cho đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý, thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong trường hợp họ có yêu cầu. Vai trò của Thẩm phán được nhấn mạnh trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần đảm bảo quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng trước pháp luật.

Trình tự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu thì đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, đương sự cũng có thể tự mình hoặc thông qua những người thân thích của mình trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với đương sự.

Trường hợp đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

BÀI GIẢNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nướcTổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có Trung tâm Trợ  giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chưa có các Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

👉 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại đường dây nóng: 0233.3.557.755

 👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 01

Địa chỉ: số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: 0233.3.505.222

👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoai: 0233.3.750.345

👉 Địa chỉ email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn.

👉 Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

https://www.facebook.com/profile.php?id=100066177917635.

2. Người thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý:

* Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

* Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyền và nghĩa vụ chung của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia các khóa tập huẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

* Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

II. VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Quy định chung về chức danh Trợ giúp viên pháp lý.

1.1. Trợ giúp viên pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù, là những người thực hiện trợ giúp pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đạt tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý

1.2. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý:

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.        

1.3. Tập sự trợ giúp pháp lý

Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

- Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.

- Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.

- Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.

1.4. Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

  Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý:

  - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý

* Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì Trợ giúp viên pháp lý là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật;

- Tham gia tố tụng với tư cách pháp lý :

+ Người bào chữa cho người bị buộc tội;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sựvụ án hành chính;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

2.1. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn họ vận dụng đúng pháp luật trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động thường xuyên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, cung cấp các nội dung pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tìm hiểu, giải đáp những vướng mắc trong các vụ việc, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

=> Khi có yêu cầu tư vấn pháp luật của người được TGPL, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.

▲ Tư vấn pháp luật được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, tố tụng hình sự; Dân sự, tố tụng dân sự; hành chính, tố tụng hành chính; Lao động, việc làm; Đất đai, nhà ở; Đất đai, môi trường… trừ lĩnh vực pháp luật có liên quan đến kinh doanh, thương mại.

▲ Ngoài ra, hoạt động tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý cũng được đề cập đến trong Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2 Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tố tụng.

Pháp luật tố tụng hiện nay ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý có vị trí, vai trò là người bào chữa, bảo vệ, qua đó tham gia sâu vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý được xem là hoạt động trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý.

a) Trong hoạt động tố tụng hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS .”

BLTTHS 2015 quy định về Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với các tư cách là:

- Người bào chữa (Điều 72);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84).

Trợ giúp viên pháp lý có thể bào chữa, bảo vệ cho nhiều người bị buộc tội, bị hại, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa.

* Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa khi được người bị buộc tội yêu cầu và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được đảm bảo quyền bào chữa ( Điều 58 BLTTHS 2015 ).

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. ( Điều 74 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015)

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa

Điều 73 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa có quyền:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội;

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS.

Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

* Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS) và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS 2015).

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi được  người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng

Điều 83 Bộ luật TTHS 2015 quy định“Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố” nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

b) Trong hoạt động tố tụng dân sự.

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm TGPL cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Để bảo đảm nguyên tắc này, BLTTDS 2015 đã quy định một số quy định cụ thể:

- Thẩm phán có trách nhiệm “giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” (Điều 48 BLTTDS 2015).

- Ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 75 BLTTDS 2015)

Trong tố tụng dân sự, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thể hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi mở phiên tòa, giai đoạn mở phiên tòa, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa và trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Thứ nhất, các quyền chung:

Điều 76 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.

- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.

-Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

* Thứ hai, Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án.

 Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án đươc quy định tại Điều 186 đến Điếu 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Ở giai đoạn này, Trợ giúp viên pháp lý đưa ra lời tư vấn về tính khả thi của vấn đề, yêu cầu của đương sự muốn giải quyết tại Tòa án. Cùng lúc đó, Trợ giúp viên pháp lý kiểm tra, đối chiếu những dữ liệu, tài liệu mà đương sự cung cấp, nghiên cứu và chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để tư vấn cho đương sự một cách giải quyết phù hợp nhất với quy định của pháp luật và tốt nhất cho yêu cầu của đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và đơn khởi kiện, cùng đương sự chuẩn bị những tài liệu, điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ việc. Nhiều trường hợp do không chuẩn bị tốt những điều này khiến cho việc thụ lý vụ án khó khăn và phức tạp. Trợ giúp viên pháp lý tham gia ngay từ đầu vụ án sẽ giúp đương sự khắc phục được những hạn chế để đảm bảo quyền khởi kiện, yêu cầu của đương sự.

* Thứ ba, quyền trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa bao gồm Thủ tục Hòa giải và Chuẩn bị xét xử (quy định từ  Điều 203 đến Điều 221 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

- Quyền thu thập chứng cứ

Trợ giúp viên pháp lý được quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ. Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.

- Được thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, xét xử và tham gia việc hòa giải, xét xử:

* Thứ tư, quyền trong giai đoạn mở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Trợ giúp viên pháp lý thực hiện ở thủ tục: bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận tại phiên tòa tại cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đồng thời có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

  Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

- Trong thủ tục này, Trợ giúp viên pháp lý có quyền trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để giúp đương sự bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS.

* Thứ năm, quyền tại giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Kết thúc phiên tòa cấp sơ thẩm:

Sau khi Tòa tuyên án, Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được Bản án sơ thẩm, từ đó giúp đương sự nắm bắt được quyền, nghĩa vụ của họ trong bản án và có hướng tư vấn hợp lý, giúp đương sự kháng cáo đúng thời hạn.

Kết thúc phiên tòa cấp phúc thẩm:

Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được bản án, quyết định phúc thẩm nhằm giúp đương sự nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án.

* Thứ sáu, quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

=> Tại giai đoạn này, khi có đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự làm đơn đề nghị với người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thông báo với người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập chứng cứ để giúp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp được Tòa án triệu tập, được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng Giám đốc thẩm, Hội đồng Tái thẩm yêu cầu.

c) Trong hoạt động Tố tụng hành chính.

Khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.”

Để bảo đảm nguyên tắc này, Luật Tố tụng hành chính đã quy định một số quy định cụ thể:

- Khoản 6 Điều 38 nêu rõ “Thẩm phán phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý”;

- Điều 61 Luật tố tụng hành chính đã ghi nhận và quy định vai trò của trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

=> Trong tố tụng hành chính, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính có các quyền sau:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;

2.3. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Đại diện ngoài tố tụng.

Đại diện ngoài tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý thay mặt cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia các hoạt động sau để thực hiện hoạt động đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý:

- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;

- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;

- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, Điều 16  Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng để tham gia giải quyết khiếu nạị như sau:

- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;

- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

BÀI GIẢNG 4: KỸ NĂNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CHO NGƯỜI NGƯỜI  ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Kỹ năng phối hợp gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý

a. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý:

- Giao tiếp chính là quá trình để bày tỏ ý chí, cảm xúc, và trao đổi, truyền đặt thông tin với người khác bằng lời nói hoặc hành động hoặc cử chỉ. Khi giao tiếp với người cần được trợ giúp pháp lý thì cần phải quan tâm để ý và  tỏ thái độ gần gũi cũng như quan tâm và sẵn sàng toàn tâm toàn lực để giúp đỡ người khác.

- Phải có thái độ tôn trọng người khác không được áp đặt, phán xét hay cắt ngang lời, không lắng nghe, thiếu lịch sự người khác. Bên cạnh đó cần phải thật nhiệt tình hỗ trợ trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy. 

Khi gặp gỡ đối tượng cần phải chú ý tỏ thái độ như sau:

– Quan tâm, nhiệt tình, chân thành và sẵn lòng giúp đỡ người khác;

– Tôn trọng, lịch sự  với đối tượng, không thể hiện thái độ phán xét đối tượng, cư xử có văn hóa.

– Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;

– Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt, đối xử…);

– Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;

– Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng).

Đối với những đối tượng là người dân tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, thì phải cần mời người biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số thì cần mời người có uy tín như già làng, chức sắc, tôn giáo trưởng ấp, cán bộ hưu trí cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối tượng trình bày và yêu cầu của họ.

b. Kỹ năng nghe đối tượng trình bày

Nhằm mục đích thu nhận vào những thông tin bổ ích, chính xác, thành thật, trung thực về nội dung của vụ việc để có thể tiếp nhận những thông tin chính xác, khách quan thì cần có những kỹ năng sau:

– Dùng ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ, cũng như ngôn ngữ để tiếp đối tượng một cách nhiệt tình, chu đáo thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói.

– Tạo điều kiện cũng như cơ hội, môi trường giao tiếp đối thoại cởi mở.

– Tập trung, kiên trì để lắng nghe được tất cả những điều đối tượng trình bày, không nên cắt ngang lời nói của các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói.

–Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin của đối tượng mà mình tiếp nhận được.

– Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

Trong quá trình nghe các bên trình bày, cần tránh các hành vi sau đây:

– Nghe và phán xét: phê phán cũng như đặt ra những giả thiết, vấn đáp, chất vấn, tranh luận ganh đua với đối tượng trong khi họ đang trình bày ( đặc biệt là các mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, tranh chấp đất đai, chia thừa kế…)

– Không nên có các cử chỉ cũng như các mang tính chất từ chối, chán nản,…., không nên có các lời nói hay tỏ những thái độ để phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày lòng vòng, dài dòng hoặc đặt ra nhiều câu hỏi khác không có liên quan đến vụ việc…

2. Kỹ năng yêu cầu người có nhu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc.

- Để có thể giúp đỡ người có yêu cầu trợ giúp pháp lý giải quyết tranh chấp hoặc được tư vấn pháp luật kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đưa ra phương án, lời khuyên để hướng dẫn thì chính bản thân người tiếp nhận thông tin phải tiến hành đề nghị các đối tượng cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để phản ánh đúng bản chất, nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp giữa các bên ( người trình bày thường chỉ nói những điều có lợi cho bản thân họ và che dấu những thông tin bất lợi để người nghe thương cảm, ủng hộ, đồng tình với quan điểm của mình).

- Trong trường hợp cần thiết, người tiếp nhận thông tin sẽ phải tự chính mình tìm hiểu, thu thập các bằng chứng, chứng cứ, gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi và làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người làm chứng, chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được.      

Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, trong trường hợp phát hiện đối tượng  thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì có thể hướng dẫn họ liên hệ với Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được hướng dẫn tư vấn kịp thời.

3. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc do đối tượng có đúng là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý:

- Nắm được các đối tượng thuộc diện trợ giúp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Việc xác minh đối tượng phải căn cứ trên các tài liệu, chứng cứ được cung cấp khách quan, chính xác. 

Ngoài ra, cần nắm được các giấy tờ chứng minh là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

Ví dụ: Trường hợp tôi là người thuộc Hộ nghèo, là đối tượng được trợ giúp pháp lý.  Nay tôi có yêu cầu được trợ giúp pháp lý nhưng không có sổ Hộ nghèo, vậy tôi có được trợ giúp pháp lý hay không:

Hướng dẫn: Theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về giấy tờ chứng minh người thuộc diện được TGPL như sau:

 “Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo”.

Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan các đối tượng thuộc diện Hộ nghèo không may bị mất giấy chứng nhận Hộ nghèo. Vì vậy, trong những trường hợp này, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để xin cấp lại giấy xác nhận Hộ nghèo hoặc cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng minh bản thân thuộc diện Hộ nghèo như Thẻ Bảo hiểm y tế, các quyết định trợ cấp dành cho đối tượng Người đơn thân thuộc diện Hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng…

Những giấy tờ đó đều được công nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Việc xác minh nhu cầu được trợ giúp pháp lý của phải là của cá nhân đối tượng hay chỉ hỏi cho những người thân, bà con, làng xóm. Việc cung cấp thông tin nhu cầu có thực sự khách quan hay không vì thường người trình bày chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp. Vì vậy, người lắng nghe thông tin cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực. Nếu cần thì có thể xác minh thông tin do người có yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc xác minh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể tiếp cận nội dung sự thật vụ việc một cách chính xác nhất, nhanh nhất.

4. Kỹ năng giải thích, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp                                   

- Đối với vụ việc đơn giản thì có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương giải quyết một cách nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người dân (đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất đai…). Việc hòa giải có thể căn cứ theo Điều 5 Luật Hòa giải cơ sở 2014 để xác định những trường hợp được hòa giải ở cơ sở và những trường hợp phải được xử lý theo quy định của pháp luật mà không được hòa giải như sau:

* Những trường hợp được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

-  Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp: Không bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

* Những trường hợp không được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà người bị hại đồng ý hòa giải, không yêu cầu khởi tố.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xủa lý hành chính khác thay thế như nhắc nhở, quản lý tại gia đình theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về thương mại; tranh chấp về lao động thuộc phạm vi hòa giải của pháp luật về kinh doanh thương mại, pháp luật về lao động./.

- Đối với những vụ việc phức tạp, cần có sự Tư vấn , hướng dẫn của Trung tâm TGPL thì chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị hoặc Chi nhánh TGPL để được thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, nhanh chóng.

 

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Địa chỉ: Số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.855.590

Đường dây nóng: 0233.3.557.755

Email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn

Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

           

2. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 01

Địa chỉ: Số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.505.222

                                                                                                                  

3. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.750.345

DANH SÁCH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ  LUẬT SƯ THỰC HIỆN            TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ             

  STT

Họ và tên

Chức danh

Số thẻ

Ngày cấp 

Nơi cấp

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ

Số điện thoại liên hệ

01

Hà Trung Thành

Trợ giúp viên pháp lý

002

29/11/2007

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

20/9/1977

Trung tâm TGPL NN

0987.893.612

0233.3552463

02

Nguyễn Lương Chính

Trợ giúp viên pháp lý

004

02/6/2009

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/9/1983

Trung tâm TGPL NN

0947.446.555

0233.3556282

03

Lê Thị Bích Loan

Trợ giúp viên pháp lý

006

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/4/1978

Trung tâm TGPL NN

0916.027.779

0233.3855590

04

Lê Thị Thủy Ngân

Trợ giúp viên pháp lý

007

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

22/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0917.769.456

0233.3557755

05

Lê Đỗ Diệu Huyền

Trợ giúp viên pháp lý

008

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

10/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0912.012.159

0233.3855590

06

Lê Thị Thùy Linh

Trợ giúp viên pháp lý

009

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/6/1989

Trung tâm TGPL NN

0944.132.555

07

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Trợ giúp viên pháp lý

010

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

18/9/1988

Trung tâm TGPL NN

0945.611.155

0233.3557755

08

Lê Thị Phượng

Trợ giúp viên pháp lý

011

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/8/1991

Chi nhánh TGPL  số 02

0941.126.357

0233.3750345

09

Lê Thị Diệu Hương

Trợ giúp viên pháp lý

012

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/01/1989

Trung tâm TGPL NN

0948.497.371

0233.3557755

10

Dương Thị Lê

Trợ giúp viên pháp lý

013

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/5/1989

Trung tâm TGPL NN

0943.021.359

0233.3750345

11

Trần Đại Nghĩa

Trợ giúp viên pháp lý

014

16/9/2019

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/6/1991

Chi nhánh TGPL  số 01

0888727266

0233.3505222

12

Nguyễn Văn  Nhật

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8002/LS

04/6/2013

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

26/8/1984

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0918.074.686

13

Trần Đức Anh

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8718/LS

07//02/2014

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

20/4/1978

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0903.533.939

14

Mai Thị Tuyết Nhung

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

11311/LS

07/10/2016

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

01/9/1960

Văn phòng Luật sư Tín Pháp

0989.440.681

BÀI GIẢNG 1: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, LĨNH VỰC, QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO QUY

ĐỊNHCỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 2017

✅ Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và không còn nguồn hỗ trợ kinh phí từ các dự án quốc tế, do đó đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh thể chế để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý.

✅ Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng được TGPL. Luật Trợ giúp pháp lý được bố cục thành 8 chương, 48 điều quy định về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, hoạt động TGPL và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            1. Khái niệm trợ giúp pháp lý:

🔸Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

🔸 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định việc cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn toàn miễn phí, nhà nước đảm bảo nguồn lực cho TGPL, bao gồm: Nguồn lực về tài chính; nguồn lực về người thực hiện TGPL như Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên TGPL với cơ chế bổ nhiệm, tuyển chọn, công nhận khắt khe hơn để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý.

            2. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

Khi tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý các tổ chức, đoàn thể và cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

👉 Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý: Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng cho nội dung trợ giúp pháp lý, đòi hỏi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020. Bộ Quy tắc gồm 8 Điều quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ hai: Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện đặc trưng của nghề trợ giúp pháp lý với tư cách là một nghề luật, gắn với quá trình thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng sự thật khách quan để tìm ra bản chất của sự việc, từ đó tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Để làm được điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm thu thập và xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

👉 Thứ ba Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặt lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm mục đích hoạt động của tổ chức mình; phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được trợ giúp pháp lý; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ tư: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này là nguyên tắc then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo ý nghĩa xã hội của hoạt động trợ giúp pháp lý.

➡️ Từ những nguyên tắc luật định có thể thấy được trong các hoạt động trợ giúp pháp lý luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Vụ việc trợ giúp pháp lý phải được hỗ trợ kịp thời, các quan điểm, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo tính độc lập, không phụ thuộc vào người khác và phù hợp với tài liệu, chứng cứ, sự thật khách quan của vụ việc.

➡️ Nhiệm vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý luôn đặt quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý lên hàng đầu. Tìm các biện pháp phù hợp với pháp luật để bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo tính công bằng, chính xác trong thực thi pháp luật.

➡️ Xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động, bởi vậy tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được phép thu tiền, lợi ích vật chất như cho, biếu, tặng quà hoặc các lợi ích khác như nâng đỡ trong công việc, tình cảm ...

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm:

✅ Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý.

👉 Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý.

👉 Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác.

👉 Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

👉 Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng,           an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

👉 Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

✅ Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

➡️ Các hành vi nghiêm cấm không chỉ áp dụng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý mà còn áp dụng đối với người được trợ giúp pháp lý. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động TGPL, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.

        II. NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý hướng tới các đối tượng thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí là các đối tượng yếu thế trong xã hội và các đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý gồm:

1. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 bao gồm:

🔸 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

🔸 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 08 năm 1945;

🔸 Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

🔸 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

🔸 Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

🔸 Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh;

🔸 Bệnh binh;

🔸 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

🔸 Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

🔸 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

🔸 Người có công giúp đỡ cách mạng;

2. Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo;

3. Trẻ em theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em là người dưới 16 tuổi;

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

8. Người nhiễm chất độc da cam thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

9. Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

10. Người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

11. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

12. Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

13. Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

14. Người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

➡️ Pháp luật quy định các đối tượng trợ giúp pháp lý cho thấy rõ nét chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

2. Quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

        a. Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như sau:

✅ Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

✅ Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

✅ Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

✅ Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

✅ Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ:

✅ Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

✅ Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

✅ Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

✅ Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

III. PHẠM VI, LĨNH VỰC, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, đúng vụ việc, đúng đối tượng, tránh việc trồng chéo về thẩm quyền, đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Luật Trợ giúp pháp lý xác định phạm vi trợ giúp pháp lý, cụ thể:

✅ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

✅ Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

✅ Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

✅ Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

➡️ Như vậy, gần hết tất cả các lĩnh vực pháp luật đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại do xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là một phần trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cho nên pháp luật không cho phép thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực này.

➡️ Pháp luật cũng quy định yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Đối với các yêu cầu trợ giúp pháp lý không liên quan đến người được trợ giúp pháp lý, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối, không xem xét thụ lý giải quyết.

2. Hình thức trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý 2017, quy định rõ hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện được ở 03 hình thức như sau:

F Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý để tham gia các hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động,...

F Tư vấn pháp luật: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư giải đáp các thắc mắc về pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng quy tắc, giúp soạn thảo văn bản, hướng dẫn các thủ tục nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

F Đại diện ngoài tố tụng: là hình thức trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người đại diện cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động ngoài tố tụng khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

BÀI GIẢNG 2: TRÌNH TỰ THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trước yêu cầu đổi mới về công tác trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đặc biệt là sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cũng đã có sự nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản hóa cho phù hợp với quy định của Luật. Ngày 06/7/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-BTP về công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Tiếp theo, ngày 26/9/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Trong đó hướng dẫn chi tiết cụ thể về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.

1. Trình tự thực hiện

Description: 👉 Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

Description: 👉 Bước 2: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Description: 🔸 Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Description: Description: 🔸 Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do:

+ Vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

🔸 Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

🔸 Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.

🔸 Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

2. Cách thức thực hiện

Người yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn một trong ba cách thức nộp hồ sơ như sau:

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Mô tả

Trực tiếp

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Trực tuyến

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Dịch vụ bưu chính

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm các loại giấy tờ sau:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

Mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý

Bản chính: 1
Bản sao: 0

 👉 Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP, ghi rõ: Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý, họ và tên người được trợ giúp pháp lý, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, diện người được trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý);

Description: 👉Giấy tờ chứng minh đối tượng là người được trợ giúp pháp lý

Description: ➡️ Người có công với cách mạng, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

Description: ✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Description: ✅ Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;

Description: ✅ Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Description: ➡️ Người thuộc hộ nghèo, giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã cấp.

➡️ Trẻ em, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em;

✅ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em.

➡️ Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được trợ giúp pháp lý;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.

Description: ➡️ Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, giấy tờ chứng minh là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

➡️ Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp;

➡️ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người cao tuổi có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi (Thẻ hội viên người cao tuổi, chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...).

➡️ Người khuyết tật có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.

➡️ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người như: Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sau khi tiến hành xác minh theo yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Giấy xác nhận nạn nhân của Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân; Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.

👉 Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (ví dụ như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã, thông báo thụ lý vụ án, Quyết định khởi tố bị can,...).

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

✅ Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý: người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại và thuộc các hình thức trợ giúp pháp lý: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng;

Description: ✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối: yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật, người được trợ giúp pháp lý đã chết, vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

II. YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH:

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Description: ✅ Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

Description: ✅ Luật Tợ giúp pháp lý năm 2017;

Description: ✅ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

Description: ✅ Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

✅ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

1. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo Quyết định truy nã cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, trợ giúp viên pháp lý còn tham gia với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử tham gia tố tụng hoặc thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ).

Thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự thì bản thân người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự hoặc những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự cũng có thể trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

Riêng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì ngoài việc thông báo bằng văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm, Chi nhánh.

Trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kể cả trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn đề nghị Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng người bị buộc tội, người bị hại, đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

2. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 20115 đều có cùng quy định về việc Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Thẩm phán thông qua nhiều hình thức để đương sự có thể tiếp cận được với quyền trợ giúp pháp lý như giải thích cho đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý, thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong trường hợp họ có yêu cầu. Vai trò của Thẩm phán được nhấn mạnh trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần đảm bảo quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng trước pháp luật.

Trình tự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu thì đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, đương sự cũng có thể tự mình hoặc thông qua những người thân thích của mình trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với đương sự.

Trường hợp đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

BÀI GIẢNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nướcTổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có Trung tâm Trợ  giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chưa có các Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

👉 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại đường dây nóng: 0233.3.557.755

 👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 01

Địa chỉ: số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: 0233.3.505.222

👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoai: 0233.3.750.345

👉 Địa chỉ email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn.

👉 Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

https://www.facebook.com/profile.php?id=100066177917635.

2. Người thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý:

* Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

* Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyền và nghĩa vụ chung của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia các khóa tập huẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

* Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

II. VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Quy định chung về chức danh Trợ giúp viên pháp lý.

1.1. Trợ giúp viên pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù, là những người thực hiện trợ giúp pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đạt tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý

1.2. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý:

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.        

1.3. Tập sự trợ giúp pháp lý

Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

- Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.

- Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.

- Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.

1.4. Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

  Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý:

  - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý

* Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì Trợ giúp viên pháp lý là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật;

- Tham gia tố tụng với tư cách pháp lý :

+ Người bào chữa cho người bị buộc tội;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sựvụ án hành chính;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

2.1. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn họ vận dụng đúng pháp luật trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động thường xuyên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, cung cấp các nội dung pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tìm hiểu, giải đáp những vướng mắc trong các vụ việc, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

=> Khi có yêu cầu tư vấn pháp luật của người được TGPL, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.

▲ Tư vấn pháp luật được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, tố tụng hình sự; Dân sự, tố tụng dân sự; hành chính, tố tụng hành chính; Lao động, việc làm; Đất đai, nhà ở; Đất đai, môi trường… trừ lĩnh vực pháp luật có liên quan đến kinh doanh, thương mại.

▲ Ngoài ra, hoạt động tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý cũng được đề cập đến trong Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2 Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tố tụng.

Pháp luật tố tụng hiện nay ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý có vị trí, vai trò là người bào chữa, bảo vệ, qua đó tham gia sâu vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý được xem là hoạt động trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý.

a) Trong hoạt động tố tụng hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS .”

BLTTHS 2015 quy định về Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với các tư cách là:

- Người bào chữa (Điều 72);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84).

Trợ giúp viên pháp lý có thể bào chữa, bảo vệ cho nhiều người bị buộc tội, bị hại, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa.

* Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa khi được người bị buộc tội yêu cầu và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được đảm bảo quyền bào chữa ( Điều 58 BLTTHS 2015 ).

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. ( Điều 74 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015)

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa

Điều 73 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa có quyền:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội;

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS.

Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

* Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS) và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS 2015).

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi được  người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng

Điều 83 Bộ luật TTHS 2015 quy định“Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố” nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

b) Trong hoạt động tố tụng dân sự.

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm TGPL cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Để bảo đảm nguyên tắc này, BLTTDS 2015 đã quy định một số quy định cụ thể:

- Thẩm phán có trách nhiệm “giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” (Điều 48 BLTTDS 2015).

- Ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 75 BLTTDS 2015)

Trong tố tụng dân sự, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thể hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi mở phiên tòa, giai đoạn mở phiên tòa, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa và trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Thứ nhất, các quyền chung:

Điều 76 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.

- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.

-Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

* Thứ hai, Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án.

 Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án đươc quy định tại Điều 186 đến Điếu 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Ở giai đoạn này, Trợ giúp viên pháp lý đưa ra lời tư vấn về tính khả thi của vấn đề, yêu cầu của đương sự muốn giải quyết tại Tòa án. Cùng lúc đó, Trợ giúp viên pháp lý kiểm tra, đối chiếu những dữ liệu, tài liệu mà đương sự cung cấp, nghiên cứu và chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để tư vấn cho đương sự một cách giải quyết phù hợp nhất với quy định của pháp luật và tốt nhất cho yêu cầu của đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và đơn khởi kiện, cùng đương sự chuẩn bị những tài liệu, điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ việc. Nhiều trường hợp do không chuẩn bị tốt những điều này khiến cho việc thụ lý vụ án khó khăn và phức tạp. Trợ giúp viên pháp lý tham gia ngay từ đầu vụ án sẽ giúp đương sự khắc phục được những hạn chế để đảm bảo quyền khởi kiện, yêu cầu của đương sự.

* Thứ ba, quyền trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa bao gồm Thủ tục Hòa giải và Chuẩn bị xét xử (quy định từ  Điều 203 đến Điều 221 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

- Quyền thu thập chứng cứ

Trợ giúp viên pháp lý được quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ. Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.

- Được thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, xét xử và tham gia việc hòa giải, xét xử:

* Thứ tư, quyền trong giai đoạn mở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Trợ giúp viên pháp lý thực hiện ở thủ tục: bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận tại phiên tòa tại cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đồng thời có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

  Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

- Trong thủ tục này, Trợ giúp viên pháp lý có quyền trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để giúp đương sự bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS.

* Thứ năm, quyền tại giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Kết thúc phiên tòa cấp sơ thẩm:

Sau khi Tòa tuyên án, Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được Bản án sơ thẩm, từ đó giúp đương sự nắm bắt được quyền, nghĩa vụ của họ trong bản án và có hướng tư vấn hợp lý, giúp đương sự kháng cáo đúng thời hạn.

Kết thúc phiên tòa cấp phúc thẩm:

Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được bản án, quyết định phúc thẩm nhằm giúp đương sự nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án.

* Thứ sáu, quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

=> Tại giai đoạn này, khi có đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự làm đơn đề nghị với người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thông báo với người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập chứng cứ để giúp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp được Tòa án triệu tập, được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng Giám đốc thẩm, Hội đồng Tái thẩm yêu cầu.

c) Trong hoạt động Tố tụng hành chính.

Khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.”

Để bảo đảm nguyên tắc này, Luật Tố tụng hành chính đã quy định một số quy định cụ thể:

- Khoản 6 Điều 38 nêu rõ “Thẩm phán phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý”;

- Điều 61 Luật tố tụng hành chính đã ghi nhận và quy định vai trò của trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

=> Trong tố tụng hành chính, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính có các quyền sau:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;

2.3. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Đại diện ngoài tố tụng.

Đại diện ngoài tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý thay mặt cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia các hoạt động sau để thực hiện hoạt động đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý:

- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;

- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;

- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, Điều 16  Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng để tham gia giải quyết khiếu nạị như sau:

- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;

- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

BÀI GIẢNG 4: KỸ NĂNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CHO NGƯỜI NGƯỜI  ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Kỹ năng phối hợp gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý

a. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý:

- Giao tiếp chính là quá trình để bày tỏ ý chí, cảm xúc, và trao đổi, truyền đặt thông tin với người khác bằng lời nói hoặc hành động hoặc cử chỉ. Khi giao tiếp với người cần được trợ giúp pháp lý thì cần phải quan tâm để ý và  tỏ thái độ gần gũi cũng như quan tâm và sẵn sàng toàn tâm toàn lực để giúp đỡ người khác.

- Phải có thái độ tôn trọng người khác không được áp đặt, phán xét hay cắt ngang lời, không lắng nghe, thiếu lịch sự người khác. Bên cạnh đó cần phải thật nhiệt tình hỗ trợ trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy. 

Khi gặp gỡ đối tượng cần phải chú ý tỏ thái độ như sau:

– Quan tâm, nhiệt tình, chân thành và sẵn lòng giúp đỡ người khác;

– Tôn trọng, lịch sự  với đối tượng, không thể hiện thái độ phán xét đối tượng, cư xử có văn hóa.

– Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;

– Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt, đối xử…);

– Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;

– Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng).

Đối với những đối tượng là người dân tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, thì phải cần mời người biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số thì cần mời người có uy tín như già làng, chức sắc, tôn giáo trưởng ấp, cán bộ hưu trí cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối tượng trình bày và yêu cầu của họ.

b. Kỹ năng nghe đối tượng trình bày

Nhằm mục đích thu nhận vào những thông tin bổ ích, chính xác, thành thật, trung thực về nội dung của vụ việc để có thể tiếp nhận những thông tin chính xác, khách quan thì cần có những kỹ năng sau:

– Dùng ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ, cũng như ngôn ngữ để tiếp đối tượng một cách nhiệt tình, chu đáo thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói.

– Tạo điều kiện cũng như cơ hội, môi trường giao tiếp đối thoại cởi mở.

– Tập trung, kiên trì để lắng nghe được tất cả những điều đối tượng trình bày, không nên cắt ngang lời nói của các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói.

–Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin của đối tượng mà mình tiếp nhận được.

– Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

Trong quá trình nghe các bên trình bày, cần tránh các hành vi sau đây:

– Nghe và phán xét: phê phán cũng như đặt ra những giả thiết, vấn đáp, chất vấn, tranh luận ganh đua với đối tượng trong khi họ đang trình bày ( đặc biệt là các mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, tranh chấp đất đai, chia thừa kế…)

– Không nên có các cử chỉ cũng như các mang tính chất từ chối, chán nản,…., không nên có các lời nói hay tỏ những thái độ để phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày lòng vòng, dài dòng hoặc đặt ra nhiều câu hỏi khác không có liên quan đến vụ việc…

2. Kỹ năng yêu cầu người có nhu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc.

- Để có thể giúp đỡ người có yêu cầu trợ giúp pháp lý giải quyết tranh chấp hoặc được tư vấn pháp luật kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đưa ra phương án, lời khuyên để hướng dẫn thì chính bản thân người tiếp nhận thông tin phải tiến hành đề nghị các đối tượng cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để phản ánh đúng bản chất, nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp giữa các bên ( người trình bày thường chỉ nói những điều có lợi cho bản thân họ và che dấu những thông tin bất lợi để người nghe thương cảm, ủng hộ, đồng tình với quan điểm của mình).

- Trong trường hợp cần thiết, người tiếp nhận thông tin sẽ phải tự chính mình tìm hiểu, thu thập các bằng chứng, chứng cứ, gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi và làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người làm chứng, chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được.      

Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, trong trường hợp phát hiện đối tượng  thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì có thể hướng dẫn họ liên hệ với Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được hướng dẫn tư vấn kịp thời.

3. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc do đối tượng có đúng là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý:

- Nắm được các đối tượng thuộc diện trợ giúp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Việc xác minh đối tượng phải căn cứ trên các tài liệu, chứng cứ được cung cấp khách quan, chính xác. 

Ngoài ra, cần nắm được các giấy tờ chứng minh là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

Ví dụ: Trường hợp tôi là người thuộc Hộ nghèo, là đối tượng được trợ giúp pháp lý.  Nay tôi có yêu cầu được trợ giúp pháp lý nhưng không có sổ Hộ nghèo, vậy tôi có được trợ giúp pháp lý hay không:

Hướng dẫn: Theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về giấy tờ chứng minh người thuộc diện được TGPL như sau:

 “Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo”.

Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan các đối tượng thuộc diện Hộ nghèo không may bị mất giấy chứng nhận Hộ nghèo. Vì vậy, trong những trường hợp này, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để xin cấp lại giấy xác nhận Hộ nghèo hoặc cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng minh bản thân thuộc diện Hộ nghèo như Thẻ Bảo hiểm y tế, các quyết định trợ cấp dành cho đối tượng Người đơn thân thuộc diện Hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng…

Những giấy tờ đó đều được công nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Việc xác minh nhu cầu được trợ giúp pháp lý của phải là của cá nhân đối tượng hay chỉ hỏi cho những người thân, bà con, làng xóm. Việc cung cấp thông tin nhu cầu có thực sự khách quan hay không vì thường người trình bày chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp. Vì vậy, người lắng nghe thông tin cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực. Nếu cần thì có thể xác minh thông tin do người có yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc xác minh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể tiếp cận nội dung sự thật vụ việc một cách chính xác nhất, nhanh nhất.

4. Kỹ năng giải thích, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp                                   

- Đối với vụ việc đơn giản thì có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương giải quyết một cách nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người dân (đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất đai…). Việc hòa giải có thể căn cứ theo Điều 5 Luật Hòa giải cơ sở 2014 để xác định những trường hợp được hòa giải ở cơ sở và những trường hợp phải được xử lý theo quy định của pháp luật mà không được hòa giải như sau:

* Những trường hợp được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

-  Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp: Không bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

* Những trường hợp không được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà người bị hại đồng ý hòa giải, không yêu cầu khởi tố.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xủa lý hành chính khác thay thế như nhắc nhở, quản lý tại gia đình theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về thương mại; tranh chấp về lao động thuộc phạm vi hòa giải của pháp luật về kinh doanh thương mại, pháp luật về lao động./.

- Đối với những vụ việc phức tạp, cần có sự Tư vấn , hướng dẫn của Trung tâm TGPL thì chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị hoặc Chi nhánh TGPL để được thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, nhanh chóng.

 

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Địa chỉ: Số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.855.590

Đường dây nóng: 0233.3.557.755

Email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn

Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

           

2. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 01

Địa chỉ: Số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.505.222

                                                                                                                  

3. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.750.345

DANH SÁCH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ  LUẬT SƯ THỰC HIỆN            TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ             

  STT

Họ và tên

Chức danh

Số thẻ

Ngày cấp 

Nơi cấp

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ

Số điện thoại liên hệ

01

Hà Trung Thành

Trợ giúp viên pháp lý

002

29/11/2007

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

20/9/1977

Trung tâm TGPL NN

0987.893.612

0233.3552463

02

Nguyễn Lương Chính

Trợ giúp viên pháp lý

004

02/6/2009

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/9/1983

Trung tâm TGPL NN

0947.446.555

0233.3556282

03

Lê Thị Bích Loan

Trợ giúp viên pháp lý

006

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/4/1978

Trung tâm TGPL NN

0916.027.779

0233.3855590

04

Lê Thị Thủy Ngân

Trợ giúp viên pháp lý

007

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

22/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0917.769.456

0233.3557755

05

Lê Đỗ Diệu Huyền

Trợ giúp viên pháp lý

008

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

10/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0912.012.159

0233.3855590

06

Lê Thị Thùy Linh

Trợ giúp viên pháp lý

009

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/6/1989

Trung tâm TGPL NN

0944.132.555

07

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Trợ giúp viên pháp lý

010

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

18/9/1988

Trung tâm TGPL NN

0945.611.155

0233.3557755

08

Lê Thị Phượng

Trợ giúp viên pháp lý

011

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/8/1991

Chi nhánh TGPL  số 02

0941.126.357

0233.3750345

09

Lê Thị Diệu Hương

Trợ giúp viên pháp lý

012

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/01/1989

Trung tâm TGPL NN

0948.497.371

0233.3557755

10

Dương Thị Lê

Trợ giúp viên pháp lý

013

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/5/1989

Trung tâm TGPL NN

0943.021.359

0233.3750345

11

Trần Đại Nghĩa

Trợ giúp viên pháp lý

014

16/9/2019

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/6/1991

Chi nhánh TGPL  số 01

0888727266

0233.3505222

12

Nguyễn Văn  Nhật

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8002/LS

04/6/2013

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

26/8/1984

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0918.074.686

13

Trần Đức Anh

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8718/LS

07//02/2014

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

20/4/1978

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0903.533.939

14

Mai Thị Tuyết Nhung

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

11311/LS

07/10/2016

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

01/9/1960

Văn phòng Luật sư Tín Pháp

0989.440.681

BÀI GIẢNG 1: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, LĨNH VỰC, QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO QUY

ĐỊNHCỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 2017

✅ Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và không còn nguồn hỗ trợ kinh phí từ các dự án quốc tế, do đó đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh thể chế để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý.

✅ Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng được TGPL. Luật Trợ giúp pháp lý được bố cục thành 8 chương, 48 điều quy định về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, hoạt động TGPL và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            1. Khái niệm trợ giúp pháp lý:

🔸Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

🔸 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định việc cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn toàn miễn phí, nhà nước đảm bảo nguồn lực cho TGPL, bao gồm: Nguồn lực về tài chính; nguồn lực về người thực hiện TGPL như Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên TGPL với cơ chế bổ nhiệm, tuyển chọn, công nhận khắt khe hơn để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý.

            2. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

Khi tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý các tổ chức, đoàn thể và cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

👉 Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý: Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng cho nội dung trợ giúp pháp lý, đòi hỏi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020. Bộ Quy tắc gồm 8 Điều quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ hai: Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện đặc trưng của nghề trợ giúp pháp lý với tư cách là một nghề luật, gắn với quá trình thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng sự thật khách quan để tìm ra bản chất của sự việc, từ đó tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Để làm được điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm thu thập và xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

👉 Thứ ba Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặt lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm mục đích hoạt động của tổ chức mình; phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được trợ giúp pháp lý; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ tư: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này là nguyên tắc then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo ý nghĩa xã hội của hoạt động trợ giúp pháp lý.

➡️ Từ những nguyên tắc luật định có thể thấy được trong các hoạt động trợ giúp pháp lý luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Vụ việc trợ giúp pháp lý phải được hỗ trợ kịp thời, các quan điểm, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo tính độc lập, không phụ thuộc vào người khác và phù hợp với tài liệu, chứng cứ, sự thật khách quan của vụ việc.

➡️ Nhiệm vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý luôn đặt quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý lên hàng đầu. Tìm các biện pháp phù hợp với pháp luật để bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo tính công bằng, chính xác trong thực thi pháp luật.

➡️ Xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động, bởi vậy tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được phép thu tiền, lợi ích vật chất như cho, biếu, tặng quà hoặc các lợi ích khác như nâng đỡ trong công việc, tình cảm ...

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm:

✅ Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý.

👉 Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý.

👉 Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác.

👉 Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

👉 Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng,           an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

👉 Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

✅ Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

➡️ Các hành vi nghiêm cấm không chỉ áp dụng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý mà còn áp dụng đối với người được trợ giúp pháp lý. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động TGPL, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.

        II. NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý hướng tới các đối tượng thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí là các đối tượng yếu thế trong xã hội và các đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý gồm:

1. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 bao gồm:

🔸 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

🔸 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 08 năm 1945;

🔸 Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

🔸 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

🔸 Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

🔸 Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh;

🔸 Bệnh binh;

🔸 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

🔸 Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

🔸 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

🔸 Người có công giúp đỡ cách mạng;

2. Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo;

3. Trẻ em theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em là người dưới 16 tuổi;

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

8. Người nhiễm chất độc da cam thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

9. Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

10. Người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

11. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

12. Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

13. Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

14. Người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

➡️ Pháp luật quy định các đối tượng trợ giúp pháp lý cho thấy rõ nét chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

2. Quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

        a. Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như sau:

✅ Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

✅ Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

✅ Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

✅ Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

✅ Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ:

✅ Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

✅ Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

✅ Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

✅ Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

III. PHẠM VI, LĨNH VỰC, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, đúng vụ việc, đúng đối tượng, tránh việc trồng chéo về thẩm quyền, đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Luật Trợ giúp pháp lý xác định phạm vi trợ giúp pháp lý, cụ thể:

✅ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

✅ Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

✅ Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

✅ Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

➡️ Như vậy, gần hết tất cả các lĩnh vực pháp luật đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại do xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là một phần trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cho nên pháp luật không cho phép thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực này.

➡️ Pháp luật cũng quy định yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Đối với các yêu cầu trợ giúp pháp lý không liên quan đến người được trợ giúp pháp lý, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối, không xem xét thụ lý giải quyết.

2. Hình thức trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý 2017, quy định rõ hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện được ở 03 hình thức như sau:

F Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý để tham gia các hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động,...

F Tư vấn pháp luật: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư giải đáp các thắc mắc về pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng quy tắc, giúp soạn thảo văn bản, hướng dẫn các thủ tục nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

F Đại diện ngoài tố tụng: là hình thức trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người đại diện cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động ngoài tố tụng khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

BÀI GIẢNG 2: TRÌNH TỰ THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trước yêu cầu đổi mới về công tác trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đặc biệt là sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cũng đã có sự nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản hóa cho phù hợp với quy định của Luật. Ngày 06/7/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-BTP về công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Tiếp theo, ngày 26/9/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Trong đó hướng dẫn chi tiết cụ thể về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.

1. Trình tự thực hiện

Description: 👉 Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

Description: 👉 Bước 2: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Description: 🔸 Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Description: Description: 🔸 Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do:

+ Vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

🔸 Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

🔸 Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.

🔸 Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

2. Cách thức thực hiện

Người yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn một trong ba cách thức nộp hồ sơ như sau:

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Mô tả

Trực tiếp

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Trực tuyến

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Dịch vụ bưu chính

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm các loại giấy tờ sau:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

Mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý

Bản chính: 1
Bản sao: 0

 👉 Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP, ghi rõ: Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý, họ và tên người được trợ giúp pháp lý, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, diện người được trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý);

Description: 👉Giấy tờ chứng minh đối tượng là người được trợ giúp pháp lý

Description: ➡️ Người có công với cách mạng, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

Description: ✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Description: ✅ Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;

Description: ✅ Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Description: ➡️ Người thuộc hộ nghèo, giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã cấp.

➡️ Trẻ em, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em;

✅ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em.

➡️ Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được trợ giúp pháp lý;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.

Description: ➡️ Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, giấy tờ chứng minh là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

➡️ Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp;

➡️ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người cao tuổi có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi (Thẻ hội viên người cao tuổi, chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...).

➡️ Người khuyết tật có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.

➡️ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người như: Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sau khi tiến hành xác minh theo yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Giấy xác nhận nạn nhân của Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân; Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.

👉 Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (ví dụ như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã, thông báo thụ lý vụ án, Quyết định khởi tố bị can,...).

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

✅ Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý: người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại và thuộc các hình thức trợ giúp pháp lý: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng;

Description: ✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối: yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật, người được trợ giúp pháp lý đã chết, vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

II. YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH:

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Description: ✅ Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

Description: ✅ Luật Tợ giúp pháp lý năm 2017;

Description: ✅ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

Description: ✅ Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

✅ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

1. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo Quyết định truy nã cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, trợ giúp viên pháp lý còn tham gia với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử tham gia tố tụng hoặc thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ).

Thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự thì bản thân người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự hoặc những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự cũng có thể trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

Riêng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì ngoài việc thông báo bằng văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm, Chi nhánh.

Trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kể cả trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn đề nghị Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng người bị buộc tội, người bị hại, đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

2. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 20115 đều có cùng quy định về việc Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Thẩm phán thông qua nhiều hình thức để đương sự có thể tiếp cận được với quyền trợ giúp pháp lý như giải thích cho đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý, thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong trường hợp họ có yêu cầu. Vai trò của Thẩm phán được nhấn mạnh trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần đảm bảo quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng trước pháp luật.

Trình tự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu thì đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, đương sự cũng có thể tự mình hoặc thông qua những người thân thích của mình trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với đương sự.

Trường hợp đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

BÀI GIẢNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nướcTổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có Trung tâm Trợ  giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chưa có các Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

👉 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại đường dây nóng: 0233.3.557.755

 👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 01

Địa chỉ: số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: 0233.3.505.222

👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoai: 0233.3.750.345

👉 Địa chỉ email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn.

👉 Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

https://www.facebook.com/profile.php?id=100066177917635.

2. Người thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý:

* Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

* Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyền và nghĩa vụ chung của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia các khóa tập huẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

* Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

II. VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Quy định chung về chức danh Trợ giúp viên pháp lý.

1.1. Trợ giúp viên pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù, là những người thực hiện trợ giúp pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đạt tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý

1.2. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý:

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.        

1.3. Tập sự trợ giúp pháp lý

Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

- Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.

- Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.

- Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.

1.4. Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

  Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý:

  - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý

* Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì Trợ giúp viên pháp lý là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật;

- Tham gia tố tụng với tư cách pháp lý :

+ Người bào chữa cho người bị buộc tội;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sựvụ án hành chính;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

2.1. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn họ vận dụng đúng pháp luật trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động thường xuyên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, cung cấp các nội dung pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tìm hiểu, giải đáp những vướng mắc trong các vụ việc, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

=> Khi có yêu cầu tư vấn pháp luật của người được TGPL, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.

▲ Tư vấn pháp luật được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, tố tụng hình sự; Dân sự, tố tụng dân sự; hành chính, tố tụng hành chính; Lao động, việc làm; Đất đai, nhà ở; Đất đai, môi trường… trừ lĩnh vực pháp luật có liên quan đến kinh doanh, thương mại.

▲ Ngoài ra, hoạt động tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý cũng được đề cập đến trong Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2 Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tố tụng.

Pháp luật tố tụng hiện nay ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý có vị trí, vai trò là người bào chữa, bảo vệ, qua đó tham gia sâu vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý được xem là hoạt động trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý.

a) Trong hoạt động tố tụng hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS .”

BLTTHS 2015 quy định về Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với các tư cách là:

- Người bào chữa (Điều 72);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84).

Trợ giúp viên pháp lý có thể bào chữa, bảo vệ cho nhiều người bị buộc tội, bị hại, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa.

* Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa khi được người bị buộc tội yêu cầu và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được đảm bảo quyền bào chữa ( Điều 58 BLTTHS 2015 ).

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. ( Điều 74 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015)

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa

Điều 73 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa có quyền:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội;

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS.

Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

* Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS) và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS 2015).

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi được  người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng

Điều 83 Bộ luật TTHS 2015 quy định“Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố” nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

b) Trong hoạt động tố tụng dân sự.

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm TGPL cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Để bảo đảm nguyên tắc này, BLTTDS 2015 đã quy định một số quy định cụ thể:

- Thẩm phán có trách nhiệm “giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” (Điều 48 BLTTDS 2015).

- Ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 75 BLTTDS 2015)

Trong tố tụng dân sự, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thể hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi mở phiên tòa, giai đoạn mở phiên tòa, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa và trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Thứ nhất, các quyền chung:

Điều 76 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.

- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.

-Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

* Thứ hai, Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án.

 Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án đươc quy định tại Điều 186 đến Điếu 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Ở giai đoạn này, Trợ giúp viên pháp lý đưa ra lời tư vấn về tính khả thi của vấn đề, yêu cầu của đương sự muốn giải quyết tại Tòa án. Cùng lúc đó, Trợ giúp viên pháp lý kiểm tra, đối chiếu những dữ liệu, tài liệu mà đương sự cung cấp, nghiên cứu và chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để tư vấn cho đương sự một cách giải quyết phù hợp nhất với quy định của pháp luật và tốt nhất cho yêu cầu của đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và đơn khởi kiện, cùng đương sự chuẩn bị những tài liệu, điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ việc. Nhiều trường hợp do không chuẩn bị tốt những điều này khiến cho việc thụ lý vụ án khó khăn và phức tạp. Trợ giúp viên pháp lý tham gia ngay từ đầu vụ án sẽ giúp đương sự khắc phục được những hạn chế để đảm bảo quyền khởi kiện, yêu cầu của đương sự.

* Thứ ba, quyền trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa bao gồm Thủ tục Hòa giải và Chuẩn bị xét xử (quy định từ  Điều 203 đến Điều 221 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

- Quyền thu thập chứng cứ

Trợ giúp viên pháp lý được quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ. Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.

- Được thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, xét xử và tham gia việc hòa giải, xét xử:

* Thứ tư, quyền trong giai đoạn mở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Trợ giúp viên pháp lý thực hiện ở thủ tục: bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận tại phiên tòa tại cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đồng thời có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

  Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

- Trong thủ tục này, Trợ giúp viên pháp lý có quyền trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để giúp đương sự bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS.

* Thứ năm, quyền tại giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Kết thúc phiên tòa cấp sơ thẩm:

Sau khi Tòa tuyên án, Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được Bản án sơ thẩm, từ đó giúp đương sự nắm bắt được quyền, nghĩa vụ của họ trong bản án và có hướng tư vấn hợp lý, giúp đương sự kháng cáo đúng thời hạn.

Kết thúc phiên tòa cấp phúc thẩm:

Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được bản án, quyết định phúc thẩm nhằm giúp đương sự nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án.

* Thứ sáu, quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

=> Tại giai đoạn này, khi có đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự làm đơn đề nghị với người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thông báo với người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập chứng cứ để giúp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp được Tòa án triệu tập, được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng Giám đốc thẩm, Hội đồng Tái thẩm yêu cầu.

c) Trong hoạt động Tố tụng hành chính.

Khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.”

Để bảo đảm nguyên tắc này, Luật Tố tụng hành chính đã quy định một số quy định cụ thể:

- Khoản 6 Điều 38 nêu rõ “Thẩm phán phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý”;

- Điều 61 Luật tố tụng hành chính đã ghi nhận và quy định vai trò của trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

=> Trong tố tụng hành chính, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính có các quyền sau:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;

2.3. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Đại diện ngoài tố tụng.

Đại diện ngoài tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý thay mặt cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia các hoạt động sau để thực hiện hoạt động đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý:

- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;

- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;

- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, Điều 16  Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng để tham gia giải quyết khiếu nạị như sau:

- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;

- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

BÀI GIẢNG 4: KỸ NĂNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CHO NGƯỜI NGƯỜI  ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Kỹ năng phối hợp gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý

a. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý:

- Giao tiếp chính là quá trình để bày tỏ ý chí, cảm xúc, và trao đổi, truyền đặt thông tin với người khác bằng lời nói hoặc hành động hoặc cử chỉ. Khi giao tiếp với người cần được trợ giúp pháp lý thì cần phải quan tâm để ý và  tỏ thái độ gần gũi cũng như quan tâm và sẵn sàng toàn tâm toàn lực để giúp đỡ người khác.

- Phải có thái độ tôn trọng người khác không được áp đặt, phán xét hay cắt ngang lời, không lắng nghe, thiếu lịch sự người khác. Bên cạnh đó cần phải thật nhiệt tình hỗ trợ trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy. 

Khi gặp gỡ đối tượng cần phải chú ý tỏ thái độ như sau:

– Quan tâm, nhiệt tình, chân thành và sẵn lòng giúp đỡ người khác;

– Tôn trọng, lịch sự  với đối tượng, không thể hiện thái độ phán xét đối tượng, cư xử có văn hóa.

– Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;

– Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt, đối xử…);

– Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;

– Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng).

Đối với những đối tượng là người dân tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, thì phải cần mời người biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số thì cần mời người có uy tín như già làng, chức sắc, tôn giáo trưởng ấp, cán bộ hưu trí cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối tượng trình bày và yêu cầu của họ.

b. Kỹ năng nghe đối tượng trình bày

Nhằm mục đích thu nhận vào những thông tin bổ ích, chính xác, thành thật, trung thực về nội dung của vụ việc để có thể tiếp nhận những thông tin chính xác, khách quan thì cần có những kỹ năng sau:

– Dùng ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ, cũng như ngôn ngữ để tiếp đối tượng một cách nhiệt tình, chu đáo thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói.

– Tạo điều kiện cũng như cơ hội, môi trường giao tiếp đối thoại cởi mở.

– Tập trung, kiên trì để lắng nghe được tất cả những điều đối tượng trình bày, không nên cắt ngang lời nói của các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói.

–Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin của đối tượng mà mình tiếp nhận được.

– Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

Trong quá trình nghe các bên trình bày, cần tránh các hành vi sau đây:

– Nghe và phán xét: phê phán cũng như đặt ra những giả thiết, vấn đáp, chất vấn, tranh luận ganh đua với đối tượng trong khi họ đang trình bày ( đặc biệt là các mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, tranh chấp đất đai, chia thừa kế…)

– Không nên có các cử chỉ cũng như các mang tính chất từ chối, chán nản,…., không nên có các lời nói hay tỏ những thái độ để phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày lòng vòng, dài dòng hoặc đặt ra nhiều câu hỏi khác không có liên quan đến vụ việc…

2. Kỹ năng yêu cầu người có nhu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc.

- Để có thể giúp đỡ người có yêu cầu trợ giúp pháp lý giải quyết tranh chấp hoặc được tư vấn pháp luật kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đưa ra phương án, lời khuyên để hướng dẫn thì chính bản thân người tiếp nhận thông tin phải tiến hành đề nghị các đối tượng cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để phản ánh đúng bản chất, nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp giữa các bên ( người trình bày thường chỉ nói những điều có lợi cho bản thân họ và che dấu những thông tin bất lợi để người nghe thương cảm, ủng hộ, đồng tình với quan điểm của mình).

- Trong trường hợp cần thiết, người tiếp nhận thông tin sẽ phải tự chính mình tìm hiểu, thu thập các bằng chứng, chứng cứ, gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi và làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người làm chứng, chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được.      

Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, trong trường hợp phát hiện đối tượng  thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì có thể hướng dẫn họ liên hệ với Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được hướng dẫn tư vấn kịp thời.

3. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc do đối tượng có đúng là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý:

- Nắm được các đối tượng thuộc diện trợ giúp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Việc xác minh đối tượng phải căn cứ trên các tài liệu, chứng cứ được cung cấp khách quan, chính xác. 

Ngoài ra, cần nắm được các giấy tờ chứng minh là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

Ví dụ: Trường hợp tôi là người thuộc Hộ nghèo, là đối tượng được trợ giúp pháp lý.  Nay tôi có yêu cầu được trợ giúp pháp lý nhưng không có sổ Hộ nghèo, vậy tôi có được trợ giúp pháp lý hay không:

Hướng dẫn: Theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về giấy tờ chứng minh người thuộc diện được TGPL như sau:

 “Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo”.

Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan các đối tượng thuộc diện Hộ nghèo không may bị mất giấy chứng nhận Hộ nghèo. Vì vậy, trong những trường hợp này, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để xin cấp lại giấy xác nhận Hộ nghèo hoặc cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng minh bản thân thuộc diện Hộ nghèo như Thẻ Bảo hiểm y tế, các quyết định trợ cấp dành cho đối tượng Người đơn thân thuộc diện Hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng…

Những giấy tờ đó đều được công nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Việc xác minh nhu cầu được trợ giúp pháp lý của phải là của cá nhân đối tượng hay chỉ hỏi cho những người thân, bà con, làng xóm. Việc cung cấp thông tin nhu cầu có thực sự khách quan hay không vì thường người trình bày chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp. Vì vậy, người lắng nghe thông tin cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực. Nếu cần thì có thể xác minh thông tin do người có yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc xác minh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể tiếp cận nội dung sự thật vụ việc một cách chính xác nhất, nhanh nhất.

4. Kỹ năng giải thích, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp                                   

- Đối với vụ việc đơn giản thì có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương giải quyết một cách nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người dân (đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất đai…). Việc hòa giải có thể căn cứ theo Điều 5 Luật Hòa giải cơ sở 2014 để xác định những trường hợp được hòa giải ở cơ sở và những trường hợp phải được xử lý theo quy định của pháp luật mà không được hòa giải như sau:

* Những trường hợp được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

-  Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp: Không bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

* Những trường hợp không được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà người bị hại đồng ý hòa giải, không yêu cầu khởi tố.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xủa lý hành chính khác thay thế như nhắc nhở, quản lý tại gia đình theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về thương mại; tranh chấp về lao động thuộc phạm vi hòa giải của pháp luật về kinh doanh thương mại, pháp luật về lao động./.

- Đối với những vụ việc phức tạp, cần có sự Tư vấn , hướng dẫn của Trung tâm TGPL thì chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị hoặc Chi nhánh TGPL để được thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, nhanh chóng.

 

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Địa chỉ: Số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.855.590

Đường dây nóng: 0233.3.557.755

Email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn

Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

           

2. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 01

Địa chỉ: Số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.505.222

                                                                                                                  

3. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.750.345

DANH SÁCH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ  LUẬT SƯ THỰC HIỆN            TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ             

  STT

Họ và tên

Chức danh

Số thẻ

Ngày cấp 

Nơi cấp

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ

Số điện thoại liên hệ

01

Hà Trung Thành

Trợ giúp viên pháp lý

002

29/11/2007

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

20/9/1977

Trung tâm TGPL NN

0987.893.612

0233.3552463

02

Nguyễn Lương Chính

Trợ giúp viên pháp lý

004

02/6/2009

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/9/1983

Trung tâm TGPL NN

0947.446.555

0233.3556282

03

Lê Thị Bích Loan

Trợ giúp viên pháp lý

006

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/4/1978

Trung tâm TGPL NN

0916.027.779

0233.3855590

04

Lê Thị Thủy Ngân

Trợ giúp viên pháp lý

007

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

22/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0917.769.456

0233.3557755

05

Lê Đỗ Diệu Huyền

Trợ giúp viên pháp lý

008

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

10/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0912.012.159

0233.3855590

06

Lê Thị Thùy Linh

Trợ giúp viên pháp lý

009

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/6/1989

Trung tâm TGPL NN

0944.132.555

07

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Trợ giúp viên pháp lý

010

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

18/9/1988

Trung tâm TGPL NN

0945.611.155

0233.3557755

08

Lê Thị Phượng

Trợ giúp viên pháp lý

011

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/8/1991

Chi nhánh TGPL  số 02

0941.126.357

0233.3750345

09

Lê Thị Diệu Hương

Trợ giúp viên pháp lý

012

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/01/1989

Trung tâm TGPL NN

0948.497.371

0233.3557755

10

Dương Thị Lê

Trợ giúp viên pháp lý

013

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/5/1989

Trung tâm TGPL NN

0943.021.359

0233.3750345

11

Trần Đại Nghĩa

Trợ giúp viên pháp lý

014

16/9/2019

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/6/1991

Chi nhánh TGPL  số 01

0888727266

0233.3505222

12

Nguyễn Văn  Nhật

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8002/LS

04/6/2013

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

26/8/1984

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0918.074.686

13

Trần Đức Anh

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8718/LS

07//02/2014

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

20/4/1978

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0903.533.939

14

Mai Thị Tuyết Nhung

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

11311/LS

07/10/2016

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

01/9/1960

Văn phòng Luật sư Tín Pháp

0989.440.681

BÀI GIẢNG 1: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, LĨNH VỰC, QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO QUY

ĐỊNHCỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 2017

✅ Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ này được giao cho Ngành Tư pháp triển khai từ năm 1997 theo Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Luật Trợ giúp pháp lý lần đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 2006 và qua 10 năm triển khai đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật quan trọng mới được Quốc hội ban hành, tăng cường cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và không còn nguồn hỗ trợ kinh phí từ các dự án quốc tế, do đó đã đặt ra yêu cầu điều chỉnh thể chế để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý.

✅ Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Qua đó tiếp tục khẳng định TGPL là một yếu tố quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự, là trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho đối tượng được TGPL. Luật Trợ giúp pháp lý được bố cục thành 8 chương, 48 điều quy định về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, hoạt động TGPL và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            1. Khái niệm trợ giúp pháp lý:

🔸Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

🔸 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định việc cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn toàn miễn phí, nhà nước đảm bảo nguồn lực cho TGPL, bao gồm: Nguồn lực về tài chính; nguồn lực về người thực hiện TGPL như Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên TGPL với cơ chế bổ nhiệm, tuyển chọn, công nhận khắt khe hơn để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý.

            2. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

Khi tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý các tổ chức, đoàn thể và cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

👉 Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý: Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng cho nội dung trợ giúp pháp lý, đòi hỏi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020. Bộ Quy tắc gồm 8 Điều quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ hai: Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện đặc trưng của nghề trợ giúp pháp lý với tư cách là một nghề luật, gắn với quá trình thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng sự thật khách quan để tìm ra bản chất của sự việc, từ đó tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Để làm được điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm thu thập và xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.

👉 Thứ ba Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặt lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm mục đích hoạt động của tổ chức mình; phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được trợ giúp pháp lý; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Thứ tư: Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này là nguyên tắc then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo ý nghĩa xã hội của hoạt động trợ giúp pháp lý.

➡️ Từ những nguyên tắc luật định có thể thấy được trong các hoạt động trợ giúp pháp lý luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Vụ việc trợ giúp pháp lý phải được hỗ trợ kịp thời, các quan điểm, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo tính độc lập, không phụ thuộc vào người khác và phù hợp với tài liệu, chứng cứ, sự thật khách quan của vụ việc.

➡️ Nhiệm vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý luôn đặt quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý lên hàng đầu. Tìm các biện pháp phù hợp với pháp luật để bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo tính công bằng, chính xác trong thực thi pháp luật.

➡️ Xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động, bởi vậy tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý không được phép thu tiền, lợi ích vật chất như cho, biếu, tặng quà hoặc các lợi ích khác như nâng đỡ trong công việc, tình cảm ...

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm:

✅ Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý.

👉 Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý.

👉 Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác.

👉 Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

👉 Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng,           an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.

👉 Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

✅ Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

👉 Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

👉 Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

👉 Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

➡️ Các hành vi nghiêm cấm không chỉ áp dụng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý mà còn áp dụng đối với người được trợ giúp pháp lý. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về chế tài xử lý khi vi phạm các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động TGPL, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.

        II. NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý hướng tới các đối tượng thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí là các đối tượng yếu thế trong xã hội và các đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý gồm:

1. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 bao gồm:

🔸 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

🔸 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 08 năm 1945;

🔸 Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

🔸 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

🔸 Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

🔸 Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh;

🔸 Bệnh binh;

🔸 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

🔸 Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

🔸 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

🔸 Người có công giúp đỡ cách mạng;

2. Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo;

3. Trẻ em theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em là người dưới 16 tuổi;

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;

7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

8. Người nhiễm chất độc da cam thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

9. Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

10. Người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

11. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

12. Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

13. Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;

14. Người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

➡️ Pháp luật quy định các đối tượng trợ giúp pháp lý cho thấy rõ nét chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

2. Quyền, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

        a. Người được trợ giúp pháp lý có các quyền như sau:

✅ Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

✅ Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

✅ Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

✅ Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

✅ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

✅ Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ:

✅ Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

✅ Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

✅ Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

✅ Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

✅ Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

III. PHẠM VI, LĨNH VỰC, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phạm vi, lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào trọng tâm, trọng điểm, kịp thời, đúng vụ việc, đúng đối tượng, tránh việc trồng chéo về thẩm quyền, đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Luật Trợ giúp pháp lý xác định phạm vi trợ giúp pháp lý, cụ thể:

✅ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

✅ Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

✅ Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

✅ Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

➡️ Như vậy, gần hết tất cả các lĩnh vực pháp luật đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại do xác định hoạt động trợ giúp pháp lý là một phần trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước cho nên pháp luật không cho phép thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực này.

➡️ Pháp luật cũng quy định yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Đối với các yêu cầu trợ giúp pháp lý không liên quan đến người được trợ giúp pháp lý, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền từ chối, không xem xét thụ lý giải quyết.

2. Hình thức trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý 2017, quy định rõ hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện được ở 03 hình thức như sau:

F Tham gia tố tụng: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý để tham gia các hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động,...

F Tư vấn pháp luật: là hình thức Trợ giúp viên pháp lý, luật sư giải đáp các thắc mắc về pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng quy tắc, giúp soạn thảo văn bản, hướng dẫn các thủ tục nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

F Đại diện ngoài tố tụng: là hình thức trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia với tư cách là người đại diện cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động ngoài tố tụng khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

BÀI GIẢNG 2: TRÌNH TỰ THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trước yêu cầu đổi mới về công tác trợ giúp pháp lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đặc biệt là sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 thì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cũng đã có sự nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản hóa cho phù hợp với quy định của Luật. Ngày 06/7/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-BTP về công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Tiếp theo, ngày 26/9/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Trong đó hướng dẫn chi tiết cụ thể về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.

1. Trình tự thực hiện

Description: 👉 Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

Description: 👉 Bước 2: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Description: 🔸 Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Description: Description: 🔸 Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do:

+ Vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc);

+ Cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

🔸 Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

🔸 Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.

🔸 Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;

+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;

+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;

+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

2. Cách thức thực hiện

Người yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn một trong ba cách thức nộp hồ sơ như sau:

Hình thức nộp

Thời hạn giải quyết

Phí, lệ phí

Mô tả

Trực tiếp

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Trực tuyến

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Dịch vụ bưu chính

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định,  người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

3. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm các loại giấy tờ sau:

Tên giấy tờ

Mẫu đơn, tờ khai

Số lượng

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

Mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Bản chính: 1
Bản sao: 0

Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý

Bản chính: 1
Bản sao: 0

 👉 Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu số 02-TP-TGPL Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP, ghi rõ: Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý, họ và tên người được trợ giúp pháp lý, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, diện người được trợ giúp pháp lý, nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý);

Description: 👉Giấy tờ chứng minh đối tượng là người được trợ giúp pháp lý

Description: ➡️ Người có công với cách mạng, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

Description: ✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Description: ✅ Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;

Description: ✅ Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

Description: ✅ Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Description: ➡️ Người thuộc hộ nghèo, giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã cấp.

➡️ Trẻ em, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em;

✅ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người được trợ giúp pháp lý là trẻ em.

➡️ Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khan, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được trợ giúp pháp lý;

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.

Description: ➡️ Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, giấy tờ chứng minh là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

➡️ Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp;

➡️ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người cao tuổi có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi (Thẻ hội viên người cao tuổi, chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...).

➡️ Người khuyết tật có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

✅ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm một trong các giấy tờ sau:

✅ Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;

✅ Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.

➡️ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người như: Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sau khi tiến hành xác minh theo yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Giấy xác nhận nạn nhân của Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân; Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

➡️ Người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính, giấy tờ chứng minh gồm các giấy tờ sau:

✅ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.

✅ Kèm theo giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.

👉 Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (ví dụ như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã, thông báo thụ lý vụ án, Quyết định khởi tố bị can,...).

4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

✅ Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý: người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương, vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu; 

✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại và thuộc các hình thức trợ giúp pháp lý: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng;

Description: ✅ Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối: yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật, người được trợ giúp pháp lý đã chết, vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.

II. YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH:

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Description: ✅ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Description: ✅ Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

Description: ✅ Luật Tợ giúp pháp lý năm 2017;

Description: ✅ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

Description: ✅ Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

✅ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

1. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hình sự

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo Quyết định truy nã cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, trợ giúp viên pháp lý còn tham gia với vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa và được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử tham gia tố tụng hoặc thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ).

Thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm bắt, tạm giữ người, lấy lời khai, hỏi cung bị can, lấy lời khai của người bị hại, lấy lời khai của đương sự thì bản thân người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự hoặc những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự cũng có thể trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

Riêng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì ngoài việc thông báo bằng văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo ngay bằng điện thoại cho Trung tâm, Chi nhánh.

Trường hợp chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kể cả trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn đề nghị Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại, đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo được tại ngoại, người bị hại, đương sự, những người thân thích của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng người bị buộc tội, người bị hại, đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

2. Quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 20115 đều có cùng quy định về việc Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án. Thẩm phán thông qua nhiều hình thức để đương sự có thể tiếp cận được với quyền trợ giúp pháp lý như giải thích cho đương sự về quyền được trợ giúp pháp lý, thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý trong trường hợp họ có yêu cầu. Vai trò của Thẩm phán được nhấn mạnh trong việc bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần đảm bảo quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng trước pháp luật.

Trình tự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được tiến hành như sau:

👉 Bước 1: Giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý

Tại thời điểm đương sự nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc tại thời điểm gửi thông báo thụ lý vụ án, thông báo thụ lý đơn yêu cầu thì đương sự có quyền được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đọc, cung cấp, giải thích các thồng tin liên quan đến trợ giúp pháp lý và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý ngay để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình.

Đồng thời, đương sự cũng có thể tự mình hoặc thông qua những người thân thích của mình trực tiếp liện hệ với Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Việc khiếu nại liên quan đến giải thích quyền được trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

👉 Bước 2: Thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý

Trường hợp đương sự có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc chưa có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều phải có trách nhiệm thông báo, thông tin cho Trung tâm, Chi nhánh để thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý.

👉 Bước 3: Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tiến hành kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với đương sự.

Trường hợp đương sự là người được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý của đương sự, những người thân thích của đương sự.

Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết đối với trường hợp nhận được thông tin hoặc trường hợp nhận được thông báo nhưng đương sự không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

BÀI GIẢNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nướcTổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có Trung tâm Trợ  giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chưa có các Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý quy định Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

👉 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ: số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại đường dây nóng: 0233.3.557.755

 👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 01

Địa chỉ: số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: 0233.3.505.222

👉 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoai: 0233.3.750.345

👉 Địa chỉ email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn.

👉 Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

https://www.facebook.com/profile.php?id=100066177917635.

2. Người thực hiện Trợ giúp pháp lý.

Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý:

* Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

* Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyền và nghĩa vụ chung của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tham gia các khóa tập huẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;

- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

* Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

II. VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Quy định chung về chức danh Trợ giúp viên pháp lý.

1.1. Trợ giúp viên pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù, là những người thực hiện trợ giúp pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đạt tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý

1.2. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý:

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.        

1.3. Tập sự trợ giúp pháp lý

Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

- Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.

- Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.

- Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.

1.4. Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

  Quy trình bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý:

  - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý

* Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì Trợ giúp viên pháp lý là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật;

- Tham gia tố tụng với tư cách pháp lý :

+ Người bào chữa cho người bị buộc tội;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sựvụ án hành chính;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

2.1. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn họ vận dụng đúng pháp luật trong vụ việc trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động thường xuyên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, cung cấp các nội dung pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tìm hiểu, giải đáp những vướng mắc trong các vụ việc, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

=> Khi có yêu cầu tư vấn pháp luật của người được TGPL, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.

▲ Tư vấn pháp luật được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật: Hình sự, tố tụng hình sự; Dân sự, tố tụng dân sự; hành chính, tố tụng hành chính; Lao động, việc làm; Đất đai, nhà ở; Đất đai, môi trường… trừ lĩnh vực pháp luật có liên quan đến kinh doanh, thương mại.

▲ Ngoài ra, hoạt động tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý cũng được đề cập đến trong Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2 Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Tố tụng.

Pháp luật tố tụng hiện nay ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý có vị trí, vai trò là người bào chữa, bảo vệ, qua đó tham gia sâu vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý được xem là hoạt động trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý.

a) Trong hoạt động tố tụng hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS .”

BLTTHS 2015 quy định về Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với các tư cách là:

- Người bào chữa (Điều 72);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83);

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84).

Trợ giúp viên pháp lý có thể bào chữa, bảo vệ cho nhiều người bị buộc tội, bị hại, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa.

* Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa khi được người bị buộc tội yêu cầu và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được đảm bảo quyền bào chữa ( Điều 58 BLTTHS 2015 ).

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. ( Điều 74 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015)

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bào chữa

Điều 73 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa có quyền:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội;

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của BLTTHS.

Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

* Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS) và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS 2015).

Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi được  người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử tham gia tố tụng

Điều 83 Bộ luật TTHS 2015 quy định“Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố” nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

=> Quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

- Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

b) Trong hoạt động tố tụng dân sự.

Khoản 3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm TGPL cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

Để bảo đảm nguyên tắc này, BLTTDS 2015 đã quy định một số quy định cụ thể:

- Thẩm phán có trách nhiệm “giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” (Điều 48 BLTTDS 2015).

- Ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 75 BLTTDS 2015)

Trong tố tụng dân sự, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thể hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi mở phiên tòa, giai đoạn mở phiên tòa, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa và trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Thứ nhất, các quyền chung:

Điều 76 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.

- Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.

-Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

- Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

* Thứ hai, Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án.

 Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án đươc quy định tại Điều 186 đến Điếu 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Ở giai đoạn này, Trợ giúp viên pháp lý đưa ra lời tư vấn về tính khả thi của vấn đề, yêu cầu của đương sự muốn giải quyết tại Tòa án. Cùng lúc đó, Trợ giúp viên pháp lý kiểm tra, đối chiếu những dữ liệu, tài liệu mà đương sự cung cấp, nghiên cứu và chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để tư vấn cho đương sự một cách giải quyết phù hợp nhất với quy định của pháp luật và tốt nhất cho yêu cầu của đương sự.

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và đơn khởi kiện, cùng đương sự chuẩn bị những tài liệu, điều kiện cần thiết để Tòa án thụ lý vụ việc. Nhiều trường hợp do không chuẩn bị tốt những điều này khiến cho việc thụ lý vụ án khó khăn và phức tạp. Trợ giúp viên pháp lý tham gia ngay từ đầu vụ án sẽ giúp đương sự khắc phục được những hạn chế để đảm bảo quyền khởi kiện, yêu cầu của đương sự.

* Thứ ba, quyền trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa bao gồm Thủ tục Hòa giải và Chuẩn bị xét xử (quy định từ  Điều 203 đến Điều 221 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

- Quyền thu thập chứng cứ

Trợ giúp viên pháp lý được quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ. Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự.

- Được thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, xét xử và tham gia việc hòa giải, xét xử:

* Thứ tư, quyền trong giai đoạn mở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được Trợ giúp viên pháp lý thực hiện ở thủ tục: bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận tại phiên tòa tại cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đồng thời có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

  Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

- Trong thủ tục này, Trợ giúp viên pháp lý có quyền trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để giúp đương sự bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

- Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS.

* Thứ năm, quyền tại giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Kết thúc phiên tòa cấp sơ thẩm:

Sau khi Tòa tuyên án, Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được Bản án sơ thẩm, từ đó giúp đương sự nắm bắt được quyền, nghĩa vụ của họ trong bản án và có hướng tư vấn hợp lý, giúp đương sự kháng cáo đúng thời hạn.

Kết thúc phiên tòa cấp phúc thẩm:

Trợ giúp viên pháp lý có quyền đề nghị với Tòa án để nhận được bản án, quyết định phúc thẩm nhằm giúp đương sự nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của họ trong bản án.

* Thứ sáu, quyền của Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

=> Tại giai đoạn này, khi có đủ căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Trợ giúp viên pháp lý tư vấn cho đương sự làm đơn đề nghị với người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thông báo với người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có quyền thu thập chứng cứ để giúp đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trợ giúp viên pháp lý có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp được Tòa án triệu tập, được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng Giám đốc thẩm, Hội đồng Tái thẩm yêu cầu.

c) Trong hoạt động Tố tụng hành chính.

Khoản 3 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.”

Để bảo đảm nguyên tắc này, Luật Tố tụng hành chính đã quy định một số quy định cụ thể:

- Khoản 6 Điều 38 nêu rõ “Thẩm phán phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý”;

- Điều 61 Luật tố tụng hành chính đã ghi nhận và quy định vai trò của trợ giúp viên pháp lý là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

=> Trong tố tụng hành chính, trợ giúp viên pháp lý tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử và được Tòa án làm thủ tục đăng  ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

▲ Khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính quy định Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính có các quyền sau:

- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;

- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;

- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;

2.3. Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động Đại diện ngoài tố tụng.

Đại diện ngoài tố tụng là việc Trợ giúp viên pháp lý thay mặt cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

=> Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia các hoạt động sau để thực hiện hoạt động đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý:

- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;

- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;

- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Ngoài ra, Điều 16  Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về quyền của Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng để tham gia giải quyết khiếu nạị như sau:

- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;

- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

BÀI GIẢNG 4: KỸ NĂNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CHO NGƯỜI NGƯỜI  ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Kỹ năng phối hợp gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý

a. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý:

- Giao tiếp chính là quá trình để bày tỏ ý chí, cảm xúc, và trao đổi, truyền đặt thông tin với người khác bằng lời nói hoặc hành động hoặc cử chỉ. Khi giao tiếp với người cần được trợ giúp pháp lý thì cần phải quan tâm để ý và  tỏ thái độ gần gũi cũng như quan tâm và sẵn sàng toàn tâm toàn lực để giúp đỡ người khác.

- Phải có thái độ tôn trọng người khác không được áp đặt, phán xét hay cắt ngang lời, không lắng nghe, thiếu lịch sự người khác. Bên cạnh đó cần phải thật nhiệt tình hỗ trợ trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy. 

Khi gặp gỡ đối tượng cần phải chú ý tỏ thái độ như sau:

– Quan tâm, nhiệt tình, chân thành và sẵn lòng giúp đỡ người khác;

– Tôn trọng, lịch sự  với đối tượng, không thể hiện thái độ phán xét đối tượng, cư xử có văn hóa.

– Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;

– Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không nên phân biệt, đối xử…);

– Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;

– Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng).

Đối với những đối tượng là người dân tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, thì phải cần mời người biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số thì cần mời người có uy tín như già làng, chức sắc, tôn giáo trưởng ấp, cán bộ hưu trí cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối tượng trình bày và yêu cầu của họ.

b. Kỹ năng nghe đối tượng trình bày

Nhằm mục đích thu nhận vào những thông tin bổ ích, chính xác, thành thật, trung thực về nội dung của vụ việc để có thể tiếp nhận những thông tin chính xác, khách quan thì cần có những kỹ năng sau:

– Dùng ngôn ngữ cơ thể, các cử chỉ, cũng như ngôn ngữ để tiếp đối tượng một cách nhiệt tình, chu đáo thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói.

– Tạo điều kiện cũng như cơ hội, môi trường giao tiếp đối thoại cởi mở.

– Tập trung, kiên trì để lắng nghe được tất cả những điều đối tượng trình bày, không nên cắt ngang lời nói của các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói.

–Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin của đối tượng mà mình tiếp nhận được.

– Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

Trong quá trình nghe các bên trình bày, cần tránh các hành vi sau đây:

– Nghe và phán xét: phê phán cũng như đặt ra những giả thiết, vấn đáp, chất vấn, tranh luận ganh đua với đối tượng trong khi họ đang trình bày ( đặc biệt là các mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, tranh chấp đất đai, chia thừa kế…)

– Không nên có các cử chỉ cũng như các mang tính chất từ chối, chán nản,…., không nên có các lời nói hay tỏ những thái độ để phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày lòng vòng, dài dòng hoặc đặt ra nhiều câu hỏi khác không có liên quan đến vụ việc…

2. Kỹ năng yêu cầu người có nhu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc.

- Để có thể giúp đỡ người có yêu cầu trợ giúp pháp lý giải quyết tranh chấp hoặc được tư vấn pháp luật kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đưa ra phương án, lời khuyên để hướng dẫn thì chính bản thân người tiếp nhận thông tin phải tiến hành đề nghị các đối tượng cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để phản ánh đúng bản chất, nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp giữa các bên ( người trình bày thường chỉ nói những điều có lợi cho bản thân họ và che dấu những thông tin bất lợi để người nghe thương cảm, ủng hộ, đồng tình với quan điểm của mình).

- Trong trường hợp cần thiết, người tiếp nhận thông tin sẽ phải tự chính mình tìm hiểu, thu thập các bằng chứng, chứng cứ, gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi và làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người làm chứng, chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được.      

Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, trong trường hợp phát hiện đối tượng  thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì có thể hướng dẫn họ liên hệ với Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được hướng dẫn tư vấn kịp thời.

3. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc do đối tượng có đúng là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý:

- Nắm được các đối tượng thuộc diện trợ giúp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Việc xác minh đối tượng phải căn cứ trên các tài liệu, chứng cứ được cung cấp khách quan, chính xác. 

Ngoài ra, cần nắm được các giấy tờ chứng minh là đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

Ví dụ: Trường hợp tôi là người thuộc Hộ nghèo, là đối tượng được trợ giúp pháp lý.  Nay tôi có yêu cầu được trợ giúp pháp lý nhưng không có sổ Hộ nghèo, vậy tôi có được trợ giúp pháp lý hay không:

Hướng dẫn: Theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về giấy tờ chứng minh người thuộc diện được TGPL như sau:

 “Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo”.

Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan các đối tượng thuộc diện Hộ nghèo không may bị mất giấy chứng nhận Hộ nghèo. Vì vậy, trong những trường hợp này, có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để xin cấp lại giấy xác nhận Hộ nghèo hoặc cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng minh bản thân thuộc diện Hộ nghèo như Thẻ Bảo hiểm y tế, các quyết định trợ cấp dành cho đối tượng Người đơn thân thuộc diện Hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng…

Những giấy tờ đó đều được công nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Việc xác minh nhu cầu được trợ giúp pháp lý của phải là của cá nhân đối tượng hay chỉ hỏi cho những người thân, bà con, làng xóm. Việc cung cấp thông tin nhu cầu có thực sự khách quan hay không vì thường người trình bày chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp. Vì vậy, người lắng nghe thông tin cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực. Nếu cần thì có thể xác minh thông tin do người có yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc xác minh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể tiếp cận nội dung sự thật vụ việc một cách chính xác nhất, nhanh nhất.

4. Kỹ năng giải thích, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp                                   

- Đối với vụ việc đơn giản thì có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương giải quyết một cách nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người dân (đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất đai…). Việc hòa giải có thể căn cứ theo Điều 5 Luật Hòa giải cơ sở 2014 để xác định những trường hợp được hòa giải ở cơ sở và những trường hợp phải được xử lý theo quy định của pháp luật mà không được hòa giải như sau:

* Những trường hợp được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

-  Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp: Không bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

* Những trường hợp không được hòa giải gồm:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà người bị hại đồng ý hòa giải, không yêu cầu khởi tố.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xủa lý hành chính khác thay thế như nhắc nhở, quản lý tại gia đình theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về thương mại; tranh chấp về lao động thuộc phạm vi hòa giải của pháp luật về kinh doanh thương mại, pháp luật về lao động./.

- Đối với những vụ việc phức tạp, cần có sự Tư vấn , hướng dẫn của Trung tâm TGPL thì chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị hoặc Chi nhánh TGPL để được thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, nhanh chóng.

 

ĐỊA CHỈ TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Địa chỉ: Số 40 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.855.590

Đường dây nóng: 0233.3.557.755

Email: trogiupphaply@quangtri.gov.vn

Fanpage Facebook: Trợ giúp pháp lý Quảng Trị

           

2. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 01

Địa chỉ: Số 261 đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.505.222

                                                                                                                  

3. CHI NHÁNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ SỐ 02

Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3.750.345

DANH SÁCH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ  LUẬT SƯ THỰC HIỆN            TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ             

  STT

Họ và tên

Chức danh

Số thẻ

Ngày cấp 

Nơi cấp

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ

Số điện thoại liên hệ

01

Hà Trung Thành

Trợ giúp viên pháp lý

002

29/11/2007

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

20/9/1977

Trung tâm TGPL NN

0987.893.612

0233.3552463

02

Nguyễn Lương Chính

Trợ giúp viên pháp lý

004

02/6/2009

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/9/1983

Trung tâm TGPL NN

0947.446.555

0233.3556282

03

Lê Thị Bích Loan

Trợ giúp viên pháp lý

006

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/4/1978

Trung tâm TGPL NN

0916.027.779

0233.3855590

04

Lê Thị Thủy Ngân

Trợ giúp viên pháp lý

007

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

22/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0917.769.456

0233.3557755

05

Lê Đỗ Diệu Huyền

Trợ giúp viên pháp lý

008

29/01/2013

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

10/4/1985

Trung tâm TGPL NN

0912.012.159

0233.3855590

06

Lê Thị Thùy Linh

Trợ giúp viên pháp lý

009

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

16/6/1989

Trung tâm TGPL NN

0944.132.555

07

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Trợ giúp viên pháp lý

010

07/9/2015

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

18/9/1988

Trung tâm TGPL NN

0945.611.155

0233.3557755

08

Lê Thị Phượng

Trợ giúp viên pháp lý

011

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/8/1991

Chi nhánh TGPL  số 02

0941.126.357

0233.3750345

09

Lê Thị Diệu Hương

Trợ giúp viên pháp lý

012

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/01/1989

Trung tâm TGPL NN

0948.497.371

0233.3557755

10

Dương Thị Lê

Trợ giúp viên pháp lý

013

20/12/2016

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

13/5/1989

Trung tâm TGPL NN

0943.021.359

0233.3750345

11

Trần Đại Nghĩa

Trợ giúp viên pháp lý

014

16/9/2019

Chủ tịch  UBND tỉnh Quảng Trị

15/6/1991

Chi nhánh TGPL  số 01

0888727266

0233.3505222

12

Nguyễn Văn  Nhật

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8002/LS

04/6/2013

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

26/8/1984

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0918.074.686

13

Trần Đức Anh

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

8718/LS

07//02/2014

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

20/4/1978

Văn phòng Luật sư Trần và cộng sự

0903.533.939

14

Mai Thị Tuyết Nhung

Luật sư – Ký kết hợp đồng thực hiện TGPL

11311/LS

07/10/2016

Liên đoàn Luật sư Việt Nam

01/9/1960

Văn phòng Luật sư Tín Pháp

0989.440.681

CÁC TIN KHÁC
Xã Vĩnh Thuỷ tăng cường công tác tuyên truyền về luật đất đai năm 2024 trên địa bàn. (06/05/2024)
TUYÊN TRUYỀN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC TIỆN ÍCH TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 1, 2 TRÊN ỨNG DỤNG VNEID (06/05/2024)
Uỷ ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch đăng ký NVQS lần đầu năm 2024 cho công dân đủ 17 tuổi trong năm. (15/04/2024)
UBND xã Vĩnh Thuỷ tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. (15/04/2024)
NGÀY 12/4/2024, ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM XÃ VĨNH THỦY TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHIỆM KỲ 2024- 2029. (15/04/2024)
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁC HÀNH CHÍNH (20/03/2024)
Sáng 27/12/2023, BCH Đảng bộ xã Vĩnh Thủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. (29/12/2023)
Kế hoạch tuyên truyền thủ tục cải cách hành chính. (16/11/2023)
Bài tuyên truyền ngày pháp luật Việt Nam (26/10/2023)
Hướng dẫn đăng ký hồ sơ Dịch vụ công liên thông các nhóm thủ tục hành chính (23/10/2023)
 

 
 

 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH