Xem chi tiết bài viết - Xã Vĩnh Thủy - Vĩnh Linh

Cải cách hành chính

Ngày 12/11/2024 xã Vĩnh Thủy phối hợp với Ban công an giao thông huyện và Công ty xe HONDA Hiếu thịnh và trưởng tiểu học xã Vĩnh Thủy tổ chức công tác tuyên truyên luật an toàn giao thông và trao mũ Bảo hiển cho các e học sinh trên địa bàn.


Ngày cập nhật: Ngày cập nhật:  13/11/2024

 

 

Xem chi tiết tại đây./.

 

 

 

CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Kính thưa quý thầy cô và các em học sinh thân mến!   

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Theo tổ chức y tế thế giới thì tai nạn giao thông là “bệnh dịch của nhân loại”. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại về người và của do tai nạn giao thông gây ra. Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Nó luôn âm ỉ xảy ra hàng ngày hàng giờ, mọi lúc mọi nơi và không chừa 1 ai. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đình mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. TNGT không chỉ là mối lo ngại của riêng nước ta mà còn là mối lo ngại của tất cả các nước trên thế giới.  

Như vậy, cần phải tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đặc biệt hơn nữa là giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng tai nạn giao thông đáng báo động hiện nay.

 Thưa toàn thể các em học sinh thân mến:

Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh về tăng cường công tác tuyên truyền luật an toàn giao thông nhằm giúp mọi người tham gia giao thông an toàn đồng thời giảm thiếu tối đa TNGT, được sự cho phép của BGH nhà trường, cùng với đó là sự chỉ đạo của BCH Công an huyện Vĩnh Linh và sự phân công của lãnh đạo Đội CSGT Công an huyện Vĩnh linh hôm nay tôi rất vinh dự được có mặt ở hội trường này để truyền đạt đến các em học sinh những thông tin cần thiết nhất về Luật Giao thông đường bộ để các em tham gia giao thông an toàn nhất.

I/. Thực trạng an toàn giao thông của cả nước và trên địa bàn huyện.

1. Tình hình tai nạn giao thông nước ta:

Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Theo thống kê của UBATGT Quốc Gia thì năm 2023 xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông làm chết 11.268 người, bị thương 15.292 người mà trong đó có hơn 20% là do học sinh gây ra (Mỗi ngày có 30 người tử vong), theo con số thống kê của Bộ y tế thì số người chết do TNGT hàng năm lên đến 16.000 người (43 người/1 ngày).

(So sánh với thảm họa thế giới: trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/03/2011 gây ra hậu quả 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản). Quả là một con số khủng khiếp!

2. Tình hình tai nạn giao thông của huyện Vĩnh Linh năm 2023 xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông làm: chết 13 người, bị thương 27 người. Có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở tuyến đường tránh thuộc xã Vĩnh Sơn, tuyến đường ĐT 574, ĐT573…

Trẻ em: theo thống kê của UB ATGT Quốc gia mỗi năm có 1.900 trẻ em chết do TNGT.

3. Nguyên nhân.

- Khách quan:

+ Số lượng phương tiện giao thông cá nhân đường bộ quá nhiều

Xe máy là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện tại Việt Nam có trên 37 triệu xe máy và gần 2 triệu ô tô các loại. Tính trung bình, có tới 1,7 xe máy/hộ gia đình (04 người). Có lẽ, không có một quốc gia nào trên thế giới có tỷ lệ xe máy trên đầu dân lớn đến thế.

Mặc dù luôn được đầu tư xây dựng mới lẫn cải tạo nâng cấp nhưng hạ tầng giao thông đường bộ vẫn không đáp ứng được mức độ tăng trưởng quá nhanh của xe máy, đặc biệt khu vực đô thị.

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng xe máy đã vượt quá số liệu quy hoạch đến năm 2020 (36 triệu xe máy). 

+ Cơ sở hạ tầng không đảm bảo an toàn các công trình hạ tầng nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng.

Rõ ràng, sự gia tăng phương tiện dẫn đến sự gia tăng số vụ TNGT liên quan chặt chẽ đến chất lượng hạ tầng giao thông. Sự phát triển quá mạnh mẽ của phương tiện giao thông cá nhân đã khiến đường sá trở nên chật hẹp.

Chất lượng các công trình hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Một phần do quá tải, một phần do công trình kém chất lượng, một phần do sự chắp vá trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.

Tình trạng sụn lún, sạt lở, bong nứt mặt đường thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường có số lượng phương tiện giao thông lớn.

Bên cạnh đó, việc người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt đường làm nơi buôn bán, kinh doanh dẫn đến lòng đường trở nên chật hẹp và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

Khi những người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, chen lấn lẫn nhau trong điều kiện lòng đường chật hẹp, mặt đường không đảm an toàn, bị hạn chế tầm nhìn thì tai nạn xảy ra là điều không tránh khỏi.

+ Thời tiết: mưa gió bão, sương mù…

+ Tình trạng phương tiện.

Ngoài ô tô phải đăng kiểm định kỳ, tất cả các loại xe máy đều không được kiểm tra an toàn trong quá trình vận hành.

Tuy nhiên, kể cả ô tô, các TNGT xảy ra do lỗi kỹ thuật trong thời gian qua cho thấy công tác đăng kiểm chưa thực sự nghiêm túc. Có thể dễ dàng gặp trên đường những phương tiện cơ giới đường bộ có tuổi thọ vài chục năm.

Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng xe máy ở Việt Nam chủ yếu là do xe máy giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc được lắp ráp ở Việt Nam. Những chiếc xe mà giá trị chỉ bằng 1/3 giá trị của một chiếc xe máy thông thường của các hãng sản xuất truyền thống như Honda, Yamaha hay Suzuki.

Chưa có một nghiên cứu chính thức nào về mức độ an toàn của các loại xe máy giá rẻ ở Việt Nam mặc dù những tiềm ẩn gây tai nạn của các loại hình phương tiện này là quá rõ ràng.

Nhìn những chiếc xe máy kêu sòng sọc vì ốc vít không chắc chắn, không có đèn hậu lẫn xi-nhan, chở người và hàng hóa lao vùn vụt trên đường khiến người tham gia giao thông nghiêm túc không khỏi ớn lạnh.

Khi di chuyển trên mặt đường xấu, có nhiều rãnh và ổ gà, hoặc khi đi với tốc độ cao và hệ thống phanh kém an toàn, các loại phương tiện này rất hay tự gây tai nạn và đôi khi là nguyên nhân khiến người tham gia giao thông khác gây tai nạn.

Và với kết cấu lỏng lẻo, không an toàn như nói trên, hậu quả của tai nạn sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn.

- Chủ quan: ý thức của người tham gia giao thông nó là nguyên nhân chủ yếu và là trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT, chiếm 90% trong các vụ TNGT xảy ra, nhưng chúng ta có thể khắc phục được thông qua Giáo dục tuyên truyền và mục đích của chúng ta hôm nay là như thế.

II. Một số khái niệm cơ bản trong Luật Giao thông đường bộ

1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

3. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

4. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

5. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

6. Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.

7. Đường nhánh là đường nối vào đường chính.

8. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

9. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

10. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

11. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

12. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

13. Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

* Xe đạp điện: là xe thô sơ 2 bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20Km/h, khi tắt máy thì đạp xe đi được.

* Xe máy điện: là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4Kw, vận tốc không lớn hơn 50Km/h.

III. Các quy tắc khi tham gia giao thông:

1. Đi bộ an toàn

Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi về bên tay phải, sát lề đường. Nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu đèn giao thông hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Không đọc sách, nghe nhạc, xem phim khi tham gia giao thông.

Vào buổi tối, nên mặc áo sáng màu hoặc áo phản quang để người tham gia giao thông dễ nhận ra.

Khi qua đường ở nơi có tín hiệu đèn giao thông hoặc nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường, cần dừng lại trên vỉa hè trước vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường, quan sát các xe đang đi tới. Khi tín hiệu đèn dành cho người đi bộ sáng màu xanh, nếu thấy an toàn, bước qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.

Có quyết định đúng trong các tình huống là không ngồi trên xe gắn máy với người điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia say xỉn.

2. Một số quy tắc điều khiển xe đạp, xe máy an toàn

- Chúng ta phải đi đúng phần đường, làn đường quy định, không tụ tập đông người trên đường gây cản trở giao thông, khi điều khiển phương tiện giao thông như xe đạp điện, xe gắn máy, xe mô tô hoặc ngồi sau các phương tiện này đều phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật ATGT, phải có mũ bảo hiểm và lên xuống xe và ngồi trên xe phải đảm bảo an toàn.

- Khi điều khiển phương tiện không dàn hàng ngang trên đường.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATGT: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

- Không được chở quá số người theo quy định khi đi xe gắn máy.

- Khi đã sử dụng rượu bia thì không điều khiển phương tiện.

3. Một số quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn

- Ngồi ngay ngắn trên phần yên dành cho người ngồi sau, hai tay ôm thắt lưng người điều khiển xe đạp hoặc xe máy, hai chân đặt lên phần để chân ở bánh sau.

- Trước khi ngồi lên phía sau xe đạp hoặc xe máy cần đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách.

- Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn và được sự cho phép của người điều khiển.

4. Quy tắc ngồi trong ô tô an toàn

- Khi ngồi trên ô tô phải cài dây an toàn đúng quy cách trước khi xe chuyển bánh.

Các bước để cài dây an toàn như sau:

+ Ngồi ngay ngắn vào ghế, hai chân để vuông góc với sàn xe ô tô.

+ Kéo dây đai ở mép phải lưng ghế vòng qua vai chéo qua bụng.

+ Kéo dây móc khóa ở bên trái, cạnh đệm ghế và cài móc vào.

- Khi ngồi trong ô tô em phải ngồi yên, không đùa nghịch, trêu đùa người lái xe.

- Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn và theo sự hướng dẫn của người điều khiển xe.

IV. Tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ nước ta

1. Biển báo:

a) Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.

- Đặc điểm: Có hình tròn, nền màu trắng và viền màu đỏ. Nội dung biểu thị có màu đen (trừ biển “dừng lại” có hình bát giác).

 - Nội dung của biển: Nhằm báo hiệu các điều cấm hoặc hạn chế mà người tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo.

b) Nhóm biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

- Đặc điểm: Hình tam giác, nền màu vàng và viền màu đỏ. Nội dung cảnh báo có màu đen

- Nội dung của biển: Nhằm báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường giao thông để có biện pháp chủ động phòng ngừa hoặc xử lý.

c) Nhóm biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.

- Đặc điểm: Hình tròn, nền màu xanh lam. Nội dung hiệu lệnh có màu trắng.

- Nội dung của biển: Báo cho người tham gia giao thông biết được hiệu lệnh phải thi hành.

d) Nhóm biển báo chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.

- Đặc điểm: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh lam

- Nội dung của biển: Báo cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những thông tin có ích khác trong hành trình

e) Nhóm biển báo phụ: Thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

- Đặc điểm: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu trắng.

- Nội dung của biển: Biển phụ được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.

2. Tính hiệu đèn giao thông:

Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:

- Tín hiệu xanh là được đi;

- Tín hiệu đỏ là cấm đi;

- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

3. Tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn:

- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

- Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

V. Quy định về chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Quy định về chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ:

- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

VI. Thực trạng tham gia giao thông của học sinh hiện nay:

- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ.

- Không tuân thủ quy tắc nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.

- Sử dụng riệu bia khi điều khiển phương tiện.

- Không đội mũ bảo hiểm.

- Đi ngược chiều, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng 2-3 trên đường, không chấp hành đèn tín hiệu giao thông.

- Không đủ tuổi điều khiển phương tiện, tụ tập trước cổng trường...

* Với những hành vi vi phạm này người giám hộ của các em sẽ bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính và các em sẽ bị gửi thông tin vi phạm đến nhà trường đánh giá thi đua học sinh, của lớp và thông báo lên Phòng Giáo dục để đánh giá thi đua của từng nhà trường.

VII. Một số lỗi vi phạm thường gặp của học sinh chúng ta:

Theo quy định tại nghị đinh 100/2019/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và sữa đổi bổ sung theo NĐ 123/2021/NĐ-CP.

Thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại tương tự xe gắn máy được quy định tại Điều 6 của Nghị định 100 các lỗi thường gặp:

- Các quy định về độ tuổi điều khiển phương tiện mô tô, gắn máy và xe máy điện (Đủ từ 16 trở lên tính cả ngày và tháng 5/2/2004-5/2/2020)

- Tụ tập trước cổng trường gây cản trở giao thông, đi hang 3,4.. dàn hang ngang trên đường, không đội MBH….

- Không nhường đường cho xe chạy trên đường ưu tiên: các tuyến đường nhánh của xã Vĩnh Sơn lên Quốc lộ 1A rất nguy hiểm (đường dóc cao, khuất tầm nhìn, chuyển hướng không an toàn, ý thức tham gia giao thông…)

- Chuyển hướng ( vụ TNGT với người nước ngoài ở Bưu điện, vụ học sinh lớp 10 ở Đức Xá – Vĩnh Thủy… Tăng cường xủa lý các hành vi điều khiển phương tiện chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, các vụ tai nạn chết người)

- Không đội mủ bảo hiểm hoặc đội mủ cài quai đúng quy cách vi phạm điểm i khoản 2 điều 6 nghị định này (b-4-2 NĐ123) bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. (Có 1 số học sinh đội MBH nhưng không cài quai).

Để bảo vệ cho chính bản thân người điều khiển phương tiện.

- Chở người ngồi sau không đội mủ bảo hiểm hoặc đội mủ bảo hiểm không cài quay đúng quy cách vi phạm điểm k khoản 2 điều 6 (b-4-2 NĐ123) bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

- Chở theo từ 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp dải người  có hành vi vi phạm pháp luật. vi phạm điểm l khoản 2 điều 6 (k-34-2 NĐ123) bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

- Người đang điều khiển xe sử dụng ô dù, điện thoại di động, thiệt bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính vi phạm điểm h khoản 4 điều 6 (g-34-2 NĐ123) bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” vi phạm khoản 5 điều 6 (c-4-2 NĐ123) bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (tước GPLX 02 tháng)

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông vi phạm điểm g khoản 4 điều 6 (g-34-2 NĐ123) bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng ( tước GPLX 02 tháng)

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở vi phạm Điểm c khoản 7 điều 6. (tước GPLX 17 tháng)

- Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy vi phạm điềm a khoản 6 điều 6 phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (tước GPLX 03 tháng).

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở vi phạm điểm e khoản 8 điều 6 bị phạt tiền 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (tước GPLX 23 tháng).

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ vi phạm điểm g khoản 8 điều 6 bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (tước GPLX 23 tháng).

- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe vi phạm điểm a khoản 8 điều 6 bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (tước GPLX 03 tháng).

- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị vi phạm điểm b khoản 8 điều 6 bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (tước GPLX 03 tháng)

Đó chỉ là những lỗi cơ bản ngoài ra còn rất nhiều lỗi khác. Mong rằng qua buổi nói chuyện hôm nay các em nhận thức được hậu quả của TNGT và chấp hành tốt các quy định của luật ATGTĐB, qua đó cũng tuyên truyền cho bố mẹ, ông bà, anh chị em mình chấp hành tốt các quy định của luật ATGT.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

 Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Trên đây là một số nội dung cơ bản trong Luật ATGT mà tôi truyền đạt đến các em mong các em nắm vững và chấp hành tốt. Cuối cùng kính chúc toàn thể quý vị đại biểu quý thầy cô và các em học sinh sức khỏe, gia đình hạnh phúc, thi đua dạy tốt học tốt và đặc biệt là tham gia giao thông an toàn, xin chân thành cảm ơn!

 

 

Ảnh minh họa

 

 

Ảnh minh họa

CÁC TIN KHÁC
Thực hiện Công văn số 1761/STP-TTR ngày 18/9/2024 của Sở Tư pháp Quảng Trị, UBND huyện Vĩnh Linh yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn nghiêm túc tổ chức triển khai về việc triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh thay cho Cổng dịch vụ công Quốc gia trước ngày 01/10/2024. (13/11/2024)
Xã Vĩnh Thủy mở Lớp tập huấn công tác chuyển đổi số cho cán bộ và người dân trên địa bàn. (13/11/2024)
Ngày 02/10/2024 - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tiếp xúc cữ tri trước kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. (03/10/2024)
Cán bộ và nhân dân xã Vĩnh Thủy đồng loạt ra quân chỉnh trang vệ sinh đường làng ngỏ xóm xanh sạch đẹp, an toàn (05/09/2024)
Xã Vinh Thủy tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND xã với cán bộ hội viên phụ nữ năm 2024. (05/09/2024)
UBND xã tổ chức hội nghị đối thoại với ĐTN và các vấn đền liên quan trong cải cách hành chính. (05/09/2024)
Xã Vĩnh Thủy tiếp tục công tác tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân khi đến làm thủ tục liên quan về các chế độ chính sách tại UBND. (05/09/2024)
Xã Vĩnh Thuỷ phối hợp với Sở Tư Pháp tuyên truyền về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật miễn phí cho người cao tuổi trên địa bàn. (29/05/2024)
Xã Vĩnh Thuỷ tăng cường công tác tuyên truyền về luật đất đai năm 2024 trên địa bàn. (06/05/2024)
TUYÊN TRUYỀN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC TIỆN ÍCH TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 1, 2 TRÊN ỨNG DỤNG VNEID (06/05/2024)
 

 
 

 
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH